Bị loét dạ dày nôn ra máu có nguy hiểm không? Bị loét dạ dày nôn ra máu nên xử trí như thế nào? Cùng tìm hiểu về những vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
Viêm loét dạ dày là bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến, có tỷ lệ người mắc cao. Các triệu chứng của bệnh khiến người bệnh đau đớn, khó chịu, làm đảo lộn cuộc sống sinh hoạt, công việc và học tập của người bệnh. Loét dạ dày nôn ra máu là một trong những triệu chứng báo hiệu bệnh viêm loét dạ dày đã tiến triển rất nặng nề – xuất huyết dạ dày. Đây là kết quả của bệnh loét dạ dày lâu ngày và không chú ý điều trị đúng cách, triệt để.
Vậy bị loét dạ dày nôn ra máu có nguy hiểm không? Viêm loét dạ dày nôn ra máu nếu không chữa trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Biến chứng nôn ra máu khi bị viêm loét dạ dày thường xảy ra sau khi bệnh nhân uống rượu bia, dùng một số thuốc giảm đau chống viêm hoặc mắc các bệnh về máu (bạch cầu, suy tuỷ xương, máu chậm đông, xuất huyết giảm tiểu cầu,…), căng thẳng – stress quá độ. Bên cạnh nôn ra máu, người bệnh còn có những triệu chứng đi kèm như đau dữ dội vùng thượng vị, cơn đau dần lan ra khắp bụng, bụng cứng như đá, tốt mồ hôi hột, đi ngoài phân đen và có mùi hôi khắm rất khó chịu.
Khuyến cáo của các bác sĩ, chảy máu bên trong nội tạng thường rất khó cầm máu và nếu không xử trí kịp thời có thể gây tử vong do mất máu quá nhiều. Do đó, khi có dấu hiệu của xuất huyết dạ dày, người bệnh cần đến ngay các bệnh viện có chuyên khoa tiêu hóa để được thăm khám và điều trị kịp thời, đúng cách, tránh những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Khi bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày nôn ra máu, người bệnh cần phải được sơ cứu ngay để tránh hiện tượng mất máu quá nhiều đe dọa đến tính mạng. Những cách sơ cứu khi bị loét dạ dày nôn ra máu gồm:
-Để bệnh nhân nằm nghỉ ngơi trong tư thế đầu thấp chân cao. Các sinh hoạt của người bệnh cần được thực hiện ngay tại giường, tuyệt đối không để bệnh nhân đi lại hoặc làm việc đặc biệt là các công việc nặng nhọc.
-Cho bệnh nhân ăn nhẹ, tránh để bụng đói vì sẽ mệt lả.
-Nhanh chóng báo cho người thân biết, gọi cấp cứu và đưa bệnh nhân đến ngay bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.
Lưu ý: Tuyệt đối không được tự ý cho người bệnh dùng thuốc mà không hiểu biết về tác dụng của thuốc và không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Sau khi thăm khám, người bệnh cần phối hợp điều trị tích cực với bác sĩ, đồng thời điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ hơi phù hợp hơn.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh