Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày xuất hiện tổn thương dạng viêm hoặc loét, gây ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bệnh tiến triển qua hai giai đoạn: viêm loét cấp tính và viêm loét mạn tính.
Vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh viêm loét dạ dày.
Các nguyên nhân phổ biến gây viêm loét dạ dày bao gồm:
Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP).
Sử dụng kéo dài thuốc giảm đau hoặc thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs).
Tình trạng stress kéo dài.
Chế độ ăn uống thiếu khoa học và thói quen sinh hoạt không điều độ.
Vị trí đau: Vùng bụng trên rốn và dưới mũi xương ức.
Tính chất cơn đau:
Xuất hiện 2–3 giờ sau ăn, tăng khi ăn thực phẩm dầu mỡ, cay nóng, chua.
Đau khi bụng đói hoặc về đêm, gây mất ngủ.
Có thể đau âm ỉ hoặc rát bỏng vùng thượng vị, đôi khi lan ra sau lưng.
Ổ loét cản trở tiêu hóa, gây ứ đọng thức ăn trong dạ dày dẫn đến triệu chứng:
Buồn nôn hoặc nôn sau ăn.
Ợ hơi, ợ chua, cảm giác chướng bụng.
Hậu quả nôn kéo dài: Mất nước, rối loạn điện giải, da xanh xao, mệt mỏi.
Biểu hiện: Ợ hơi, ợ nóng, đầy bụng, chán ăn, tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài.
Tình trạng tiêu hóa kém dẫn đến sụt cân nhanh chóng.
Dấu hiệu cảnh báo biến chứng nặng:
Nôn ra máu.
Đau bụng thượng vị dữ dội.
Đi ngoài phân đen hoặc phân máu.
Xuất huyết tiêu hóa cần được xử trí y tế khẩn cấp.
Nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, viêm loét dạ dày có thể tiến triển từ cấp tính sang mạn tính, dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng:
Hẹp môn vị: Gây tắc nghẽn đường ra của dạ dày.
Xuất huyết tiêu hóa: Gây mất máu cấp tính.
Thủng dạ dày: Dẫn đến viêm phúc mạc, đe dọa tính mạng.
Ung thư hóa: Nguy cơ phát triển thành ung thư dạ dày.
Vì vậy, ngay khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ, cần thăm khám chuyên khoa tiêu hóa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Điều trị nguyên nhân gây bệnh, không chỉ điều trị triệu chứng.
Tuân thủ phác đồ điều trị được bác sĩ chỉ định.
Kết hợp thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng.
Áp dụng cho các trường hợp viêm loét nhẹ đến trung bình. Phác đồ điều trị có thể bao gồm:
Thuốc kháng acid: Trung hòa acid dịch vị.
Thuốc giảm tiết acid: Nhóm đối kháng thụ thể H2.
Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Giảm tiết acid mạnh và kéo dài.
Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Tạo lớp màng chắn bảo vệ ổ loét.
Nếu viêm loét do vi khuẩn HP, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ tiệt trừ HP phối hợp kháng sinh và thuốc ức chế acid.
Lưu ý: Người bệnh tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc hoặc thay đổi liều lượng mà không có chỉ định của bác sĩ.
Phẫu thuật được cân nhắc trong các trường hợp:
Loét dạ dày biến chứng như hẹp môn vị, xuất huyết tiêu hóa nặng, thủng dạ dày.
Loét dạ dày không đáp ứng với điều trị nội khoa.
Nguy cơ ung thư hóa cao.
Các phương pháp phẫu thuật:
Cắt một phần dạ dày: Loại bỏ vùng dạ dày bị loét nặng hoặc nghi ngờ ung thư.
Mổ mở hoặc mổ nội soi tùy theo tình trạng bệnh và điều kiện của cơ sở y tế.
Bác sĩ sẽ đánh giá kỹ lưỡng để lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp, cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh