CẬP NHẬT ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN B MẠN- WHO 2024

Nội dung

1. MỞ RỘNG CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ Ở BỆNH NHÂN VIÊM GAN B MẠN: 

Khuyến cáo mới cập nhật mới 4 chỉ định điều trị ở bệnh nhân >=12 tuổi với viêm gan B mạn. Trước đây chỉ có khoảng 8-15% bệnh nhân HBsAg (+) cần điều trị, nay với cập nhật mới góp phần mở rộng ít nhất 50% bệnh nhân HBsAg (+) cần điều trị:

BAO GỒM

1.1. Tất cả bệnh nhân HBsAg (+) với xơ hoá gan đáng kể hoặc xơ gan (>=F2) dựa trên test đánh giá xơ hoá gan không xâm lấn như (APRI score >0.5 hoặc đo đàn hồi thoáng qua >7KPa) BẤT CHẤP nồng độ HBV DNA hoặc ALT

1.2. Tất cả bệnh nhân HBsAg (+) với HBV DNA >2000 IU/ml VÀ ALT >ULN (giới hạn trên bình thường) (khuyến cáo trước đây HBV DNA >20.000 IU/ml)

1.3. Tất cả bệnh nhân HBsAg (+) với (1) đồng nhiễm HIV, HDV và HCV; (2) tiền căn gia đình ung thư gan hoặc xơ gan; (3) tình trạng suy giảm miễn dịch như dùng corticosteroid kéo dài, ghép tạng; (4) đồng mắc đái tháo đường hoặc bệnh gan nhiễm mỡ liên quan rối loạn chuyển hoá; (5) bất thường ngoài gan do HBV như viêm cầu thận hoặc viêm mạch máu BẤT CHẤP nồng độ HBV DNA và ALT

1.4. Ở những cơ sở y tế không đánh giá được HBV DNA => tất cả bệnh nhân HBsAg(+) với ALT tăng dai dẵng (ALT >ULN x 2 lần liên tiếp trong thời gian 6-12 tháng) được chỉ định điều trị bất chấp APRI score 

 

2. MỞ RỘNG CHỈ ĐỊNH PHÒNG NGỪA KHÁNG VIRUS Ở PHỤ NỮ MANG THAI

• Những cơ sở y tế thực hiện được xét nghiệm HBV DNA hoặc HBeAg => khuyến cáo kháng virus TDF phòng ngừa ở phụ nữ mang thai HBsAg (+) với HBV DNA >=200.000 IU/ml hoặc HBeAg (+) từ tam cá nguyện thứ 2 thai kỳ 

• Cơ sở y tế không tiếp cận được xét nghiệm HBV DNA hoặc HBeAg =>khuyến cáo mở rộng chỉ định phòng ngừa kháng virus cho tất cả phụ nữ mang thai HBsAg (+) từ tam cá nguyệt thứ hai cho đến ít nhất sau sinh hoặc sau khi phòng ngừa đầy đủ globulin miễn dịch và vacxin viêm gan B

 

3. THÊM LIỆU PHÁP THAY THẾ TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN B MẠN

• Tenofovir disoproxil fumarate (TDF) hoặc entecavir (ETV) vẫn là lựa chọn ưu tiên ở bệnh nhân viêm gan B mạn có chỉ định điều trị

• Tenofovir + lamivudine hoặc tenofovir + emtricitabine là liệu pháp thay thế như là một phần trong phác đồ điều trị ARV (khi không có TDF đơn trị liệu) 

• Tenofovir alafenamide fumarate (TAF) là lựa chọn điều trị riêng ở bệnh nhân hiện có hoặc có nguy cơ suy thận hoặc loãng xương

 

return to top