✴️ Đau bụng, buồn nôn, chóng mặt uống thuốc gì?

Nội dung

Đau bụng, buồn nôn, chóng mặt là những hiện tượng phổ biến nhưng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dùng thuốc là cách thường được mọi người nghĩ tới đầu tiên khi gặp phải các triệu chứng trên. Vậy, đau bụng, buồn nôn, chóng mặt uống thuốc gì?

 

1. Nguyên nhân gây đau bụng, chóng mặt, buồn nôn

Đau bụng, chóng mặt, buồn nôn một trong những vấn đề hay gặp nhất của tất cả mọi người. Tình trạng này có thể do những nguyên nhân như sau gây ra:

– Rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy)

– Ngộ độc thức ăn

– Đau dạ dày

– Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa

Đau bụng, chóng mặt, buồn nôn một trong những vấn đề hay gặp nhất của tất cả mọi người

 

2. Nguyên nhân gây đau bụng, buồn nôn, thường gặp nhất

Các trường hợp đau bụng, buồn nôn, chóng mặt đa số do nguyên nhân tại dạ dày – tá tràng. Phổ biến nhất là bệnh viêm dạ dày hoặc có thể kèm theo loét dạ dày, tá tràng. Biểu hiện bệnh có thể ở nhiều mức độ khác nhau, có thể là chướng bụng, đầy hơi, ợ hơi, ợ chua, đau âm ỉ hoặc nặng hơn có thể đau nhiều, liên tục, buồn nôn, nôn,…

Cảm giác đau thường tăng lên khi người bệnh đang đói và chủ yếu là đau bụng vùng trên rốn. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây và yếu tố thuận lợi gây nên như: do căng thẳng thần kinh, các stress, do thuốc (các thuốc giảm đau, chống viêm, corticoid,….), thức khuya, chế độ ăn nhiều đồ chua cay, dùng nhiều bia, rượu,…

 

3. Đau bụng, buồn nôn, chóng mặt uống thuốc gì?

– Đau bụng, buồn nôn, chóng mặt do bệnh dạ dày: Việc điều trị các vấn đề đau bụng, buồn nôn, chóng mặt bao gồm cả dùng thuốc và điều chỉnh chế độ sinh hoạt, làm việc.

Trong đó việc dùng thuốc rất quan trọng với các loại thuốc đặc trị. Các loại thuốc được chỉ định sử dụng chủ yếu là thuốc có tác dụng giảm tiết acid dạ dày. Các thuốc này sẽ giúp tạo điều kiện thuận lợi để nhanh hồi phục và liền sẹo cho các tổn thương viêm hay loét tại dạ dày.

– Đau bụng, buồn nôn, chóng mặt do tiêu chảy:

Khi bị tiêu chảy gây đau bụng, buồn nôn, dễ kèm theo chóng mặt do cơ thể mệt, mất nước, người bệnh nên đến bệnh viện để thăm khám và được hướng dẫn cách điều trị phù hợp.

Ở nhiều trường hợp, bù dịch là biện pháp chữa trị duy nhất. Bù dịch thường bằng đường uống, trong trường hợp nghiêm trọng sẽ truyền qua tĩnh mạch. Bù dịch đường uống có thể được sử dụng để ngăn chặn bị mất nước. Các cách tự chế dung dịch tại nhà như nước cơm pha muối, súp gà và rau củ với muối cũng có thể áp dụng. Tuy nhiên không nên cho bệnh nhân tiêu chảy uống dung dịch chứa quá nhiều đường và muối, sẽ khiến việc mất nước nặng thêm. Nên bổ sung thêm vào dung dịch một lượng kẽm và kali phù hợp nếu có thể. Trong khoảng một hay hai giờ đầu uống dung dịch bù muối, bệnh nhân thường hay nôn ói, nhất là trẻ nhỏ và khi uống dung dịch quá nhanh. Nếu trường hợp này xảy ra, chờ 5 – 10 phút sau mới từ từ uống bù dung dịch.

Tìm cách bù nước ngay trước khi đưa người bệnh đi bệnh viện. Nước để bù tốt nhất là dung dịch orezon được pha đúng liều lượng hướng dẫn. Dung dịch orezon được bán rất nhiều ở các nhà thuốc và có thể dùng không theo đơn. Khi đang bị tiêu chảy, không nên bù nước bằng việc uống nước ép trái cây và nước ngọt.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top