✴️ Đầy hơi đau quặn bụng

Nội dung

Đầy hơi khó tiêu là hiện tượng thường gặp, chủ yếu xảy ra do chế độ ăn uống không điều độ, hoặc do ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên nếu đầy hơi kèm theo các triệu chứng khác như: đau quặn bụng, tiêu chảy, buồn nôn,… thì bạn không nên chủ quan, mà cần đi khám bác sĩ tiêu hóa ngay vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh viêm dạ dày, loét dạ dày, lồng ruột, xoắn ruột, viêm đại tràng, …

Đầy hơi đau quặn bụng có thể là triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp, xảy ra do ngộ độc thực phẩm, hay do chế độ ăn uống không điều độ, ăn quá nhiều đồ khó tiêu hóa. Với trường hợp này, không có gì đáng lo ngại, chỉ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống lá triệu chứng sẽ tự hết. Tuy nhiên đây cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm về hệ tiêu hóa.

 

Các bệnh lý liên quan đến chứng đầy hơi đau quặn bụng

Các bệnh ruột non

Các bệnh ruột non như: viêm ruột, lồng ruột, xoắn ruột, dính ruột, u trong lòng ruột ngoài biểu hiện đau quặn bụng, kèm theo đó còn có những triệu chứng như tiêu chảy, nôn ói.

Các bệnh ruột thừa

Viêm ruột thừa là một bệnh lý khá phổ biến, triệu chứng thường gặp đó là đau quặn bụng vùng dưới phải, nôn ói, sốt, tiêu chảy.

Các bệnh ruột già

Các bệnh ở ruột già như viêm đại tràng, bệnh viêm ruột Crohn, viêm túi thừa thường gây ra những hiện tượng như đau quặn bụng, nôn ói, sốt, tiêu chảy.

Các bệnh về dạ dày

Có hai bệnh lý thường gặp ở dạ dày gây ra chứng đầy hơi đau quặn bụng đó là viêm dạ dày và loét dạ dày

Viêm dạ dày và loét dạ dày cũng có thể là nguyên nhân gây cơn đau quặn bụng.

Cơn đau quặn thận

Sỏi thận, khối u ở thận là nguyên nhân khiến bạn bị đau quặn bụng, kèm theo các biểu hiện buồn nôn, bí tiểu hoặc tiểu ra máu.

Nguyên nhân từ ống dẫn nước tiểu (niệu quản)

Sỏi, nhiễm trùng niệu quản, u niệu quản gây tắc nghẽn sự lưu thông niệu quản, dẫn đến các cơn đau bụng, bí tiểu, tiểu ra máu

Nguyên nhân từ cơn đau có nguyên nhân từ đường mật

Viêm túi mật và nhiễm trùng đường mật, sỏi túi mật, u túi mật, loét túi mật thường gây ra tình trạng đau bụng, nôn.

Nguyên nhân từ cơn đau quặn vùng chậu và bụng dưới

Tình trạng nhiễm trùng vòi trứng làm co thắt vòi trứng cũng có thể là nguyên nhân gây ra cơn đau ở vùng chậu.

Nguyên nhân từ tử cung

Tình trạng viêm và nhiễm trùng buồng tử cung cũng gây ra cơn đau co thắt, sốt và tình trạng chảy máu âm đạo bất thường

Nguyên nhân từ xoắn buồng trứng

Xoắn buồng trứng hay buồng trứng có nang hoặc có u gây ra cơn đau quặn, nôn ói, sốt.

Đau quặn bụng không đặc hiệu

Rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dạy- tá tràng cũng là một trong những nguyên nhân gây đau quặn bụng.

 

Cần làm gì khi có triệu chứng đau quặn bụng

Khi có triêu chứng đau quặn bụng cần đi khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để được thăm khám và làm các xét nghiệm xác định nguyên nhân gây bệnh, từ đó có kế hoạch điều trị kịp thời.

Không tự ý mua thuốc điều trị đau bụng khi chưa thăm khám hoặc không được bác sĩ chỉ định.

Thay đổi chế độ ăn uống và chế độ sinh hoạt khoa học, tránh những thói quen không tốt cho sức khỏe như: ăn nhiều đồ dầu mỡ, ăn nhiều đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn, uống nhiều nước ngọt,  sử dụng các loại đồ uống có chất kích thích, …

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top