✴️ Điều trị xuất huyết tiêu hóa cao

Nội dung

1. Nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa cao

-Tổn thương trực tiếp ở dạ dày, tá tràng: Loét dạ dày tá tràng (chiếm từ 50 – 75% số bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hoá cao).

-Do tác dụng phụ của các loại thuôc như: Aspirin, corticoid, phenylbutazon, kali chlorua, các thuốc kháng viêm không steroid, thuốc chống đông…

Xuất huyết tiêu hóa cao (trên) là tình trạng thường gặp ở nhiều người.

-Xuất huyết dạ dày do rượu.

-Do tăng ure máu.

-Polip ở dạ dày tá tràng.

-Do căng thẳng – stress.

-Do ung thư dạ dày.

-Do các bệnh lý ngoài ống tiêu hóa như: Xơ gan, viêm loét đường mật, sỏi mật, giun chui ống mật, sỏi hoặc các nang tụy loét vào mạch máu, bệnh bạch cầu cấp, suy tủy xương, xuất huyết giảm tiểu cầu… và các bệnh về máu ác tính

-Do tai biến xảy ra trong quá trình điều trị các bệnh lý tại đường tiêu hóa trên.

-Do tăng huyết áp…

 

2. Triệu chứng xuất huyết tiêu hóa cao

  • Cảm giác lợm giọng, buồn nôn – nôn và cồn cào tại vùng thường vị.
  • Nôn ra máu tươi, máu bầm đen hoặc máu cục, có lẫn thức ăn.
  • Đại tiện ra máu.
  • Sốc: Da xanh tái, vã mồ hôi, niêm mạc, môi, mắt trắng bệch, chân tay lạnh, thở nhanh, mạch nhanh khó bắt, huyết áp tụt…

 

3. Điều trị xuất huyết tiêu hóa cao

Khi có các triệu chứng của xuất huyết tiêu hóa cao, người bệnh cần nhập viện càng sớm càng tốt để được thăm khám và điều trị kịp thời, đúng cách, tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh. Bệnh nhân sẽ được khám lâm sàng và cận lâm sàng để chẩn đoán và đánh giá tình trạng xuất huyết tiêu hóa. Tùy thuộc tình trạng nặng – nhẹ của bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra tiên lượng và phương án điều trị phù hợp, hiệu quả nhất cho người bệnh.

-Chăm sóc cơ bản: Cho bệnh nhân nằm nghỉ tại phòng yên tĩnh, không dùng gối; động viên tinh thần người bệnh; cho bệnh nhân thở oxy nếu tình trạng xuất huyết nặng và có triệu chứng choáng, sốc; đặ ống thông dạ dày tá tràng để hút hết máu đông trong dạ dày; theo dõi tình trạng chảy máu qua ống thông…

-Theo dõi tình trạng nôn và tính chất nôn, tính chất phân, mạch, huyết áp, nhịp thở, thân nhiệt…

-Khi hết nôn ra máu, có thể cho bệnh nhân ăn nhẹ bằng cháo, soup, sữa…

-Theo dõi việc dùng thuốc và phản ứng của cơ thể sau khi dùng thuốc.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top