Xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày… là những hậu quả của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng để lại do không phát hiện và điều trị triệt để bệnh.
Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh thường gặp ở đường tiêu hóa do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như vi khuẩn HP, lạm dụng thuốc điều trị bệnh ở dạ dày, stress kéo dài… Bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu ở dạ dày như đau bụng âm ỉ, buồn nôn và nôn, ợ chua, ợ hơi, chướng bụng. Tình trạng này kéo dài gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Viêm loét dạ dày tá tràng nếu không được xử trí kịp thời, đúng cách có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng như:
Xuất huyết dạ dày
Viên loét dạ dày tá tràng gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Khi lớp niêm mạc trong dạ dày bị tổn thương sẽ khiến các mạch máu dễ vỡ, gây xuất huyết. Trong trường hợp nhẹ thì không nghiêm trọng nhưng nếu bệnh nặng hơn, khi vết thương viêm loét sâu sẽ gây chảy máu nhiều dẫn tới tử vong.
Thủng dạ dày
Đây là hậu quả của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nghiêm trọng nhất. Đây là tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng mạn tính gây tổn thương nhiều lớp cấu trúc dạ dày gây thủng dạ dày. Người bệnh khi chảy máu nhiều sẽ dẫn tới mất máu nghiêm trọng, dễ tử vong.
Hẹp môn vị dạ dày
Hẹp môn vị dạ dày cũng là hậu quả của viêm loét dạ dày không được chữa trị kịp thời, đúng cách. Người bệnh bị hẹp môn vị sẽ có các triệu chứng như:
Đau bụng dữ dội, kéo dài
Buồn nôn, nôn có mùi hôi thối khó chịu.
Mất nước, mất chất điện giải và tiêu chảy khiến người bệnh mệt mỏi, da xanh xao
Ung thư dạ dày
Khi bị viêm loét dạ dày tá tràng sẽ kích hoạt các tế bào ác tính hoạt động hình thành nên khối u ác tính trong dạ dày hay còn gọi là ung thư dạ dày. Ung thư dạ dày rất nguy hiểm bởi bệnh có thể gây tử vong nhanh chóng.
Để ngăn ngừa các hậu quả của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thì người bệnh cần phát hiện và điều trị sớm viêm loét dạ dày tá tràng ngay khi mới có triệu chứng bệnh. Bên cạnh đó cần chú ý tới chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt đúng cách để cải thiện tình trạng sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tiến triển hoặc tái phát, trở thành mạn tính, khó chữa trị.
Để điều trị viêm loét dạ dày tá tràng người bệnh cần tuân thủ theo đúng đơn thuốc, liều lượng và thời gian chữa trị của bác sĩ. Đồng thời kiểm tra tình trạng sức khỏe và tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ nhằm điều chỉnh đơn thuốc chữa bệnh phù hợp.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh