✴️ Nguyên nhân gây sỏi mật có thể do bất thường trong quá trình

Nguyên nhân gây sỏi mật rất đa dạng, có thể do bất thường trong quá trình sản xuất mật khi chức năng gan suy yếu, rối loạn vận động đường mật, túi mật hay viêm nhiễm đường mật do virus, vi khuẩn. Nắm được nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn phòng ngừa cũng như điều trị bệnh tốt hơn.

Nguyên nhân gây sỏi mật rất đa dạng, có thể do bất thường trong quá trình sản xuất mật khi chức năng gan suy yếu

Nguyên nhân gây bệnh sỏi mật

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tạo sỏi và quyết định cấu tạo mỗi loại sỏi. Mỗi loại sỏi mật sẽ có nguyên nhân gây bệnh khác nhau.

Nguyên nhân gây sỏi cholesterol (sỏi túi mật)

Cholestrol không tan trong nước mà được hòa tan bởi các acid mật. Khi cholesterol trong dịch mật quá bão hòa chúng sẽ kết tụ lại với nhau dẫn đến sỏi.

Nồng độ cholesterol quá bão hòa vì:

– Dịch mật có nhiều cholesterol: do chức năng gan bị suy giảm vì viêm gan, xơ gan… hay do thừa cân, béo phì, ăn nhiều chất béo,…

– Acid mật bị giảm: do cơ thể thiếu hụt enzyme cholesterol 7α hydroxylase (một loại enzyme đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh tổng hợp acid mật), hoặc do acid mật bị cản trở hấp thu ở ruột trong hội chứng ruột kích thích.

Sỏi sắc tố (sỏi đường mật)

Sỏi sắc tố là dạng sỏi thường gặp ở ống dẫn mật chủ, đường dẫn mật trong gan. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do giun sán, dụng cụ nội soi… vô tình mang vi khuẩn từ đường ruột lên đường mật dẫn đến nhiễm trùng đường mật, nhiễm khuẩn dịch mật. Các loại men của vi khuẩn giải phóng ra làm kết tủa sắc tố mật bilirubin tạo thành sỏi mật.

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng sỏi mật

Ở những người bị bệnh tan máu bẩm sinh, hồng cầu hình liềm… khi hồng cầu bị vỡ sẽ giải phóng bilirubin vào máu, bắt buộc cơ thể phải tăng đào thải chúng ra ngoài qua dịch mật.

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh sỏi mật

Ngoài những nguyên nhân trên, những người có những yếu tố dưới đây sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi mật:

– Tuổi: sỏi mật thường gặp ở người trên 50 tuổi.

– Phụ nữ: có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới  Nguyên nhân là do nội tiết tố nữ estrogen kích thích gan tăng sản xuất cholesterol và bài tiết vào trong dịch mật.

– Yếu tố gia đình: Nếu bố mẹ bị sỏi mật thì con cái có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác.

– Chủng tộc: tỷ lệ mắc sỏi mật rất khác nhau giữa các quốc gia và khu vực trên thế giới do thói quen ăn uống và yếu tố di truyền. Người Mỹ và Bắc Âu có nguy cơ mắc bệnh sỏi mật cao hơn người châu Á và châu Phi.

– Béo phì: làm tăng bài tiết cholesterol vào dịch mật.

Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám khi mắc sỏi mật

– Giảm cân nhanh: một chế độ ăn uống kiêng khem quá mức, không có chất béo sẽ làm giảm co bóp túi mật, khiến dịch mật bị ứ trệ, tăng nguy cơ tạo sỏi

– Giảm khả năng vận động của túi mật, đường mật: ở người có tổn thương tủy sống, sử dụng thuốc hạ mỡ máu nhóm statin, nuôi dưỡng hoàn toàn bằng đường tĩnh mạch, chít hẹp đường mật bẩm sinh, u đường mật chèn ép… là những yếu tố làm tăng sự phát triển của bệnh sỏi mật. Bởi theo lý thuyết sỏi mật khó có thể hình thành nếu như túi mật, đường mật co bóp hiệu quả.

– Chế độ ăn: chế độ ăn giàu chất béo, carbonhydrat tinh chế và ít chất xơ là nguy cơ tiềm năng cho sỏi mật phát triển.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top