Bệnh nhiễm trùng đường ruột hết sức phổ biến ở cả người lớn và trẻ em. Nhiễm trùng đường ruột có nguy hiểm không là vấn đề nhiều người băn khoăn.
Nhiễm trùng đường ruột có nguy hiểm không?
Nhiễm trùng đường ruột là bệnh nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời hiệu quả, bệnh có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng các cách sau:
– Cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín, uống sôi. Nấu chín kỹ những thức ăn có nguồn gốc từ gia cầm, chỉ nên uống sữa tiệt trùng, tránh để thức bị nhiễm bẩn sau khi đã nấu chín.
– Phải rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, chế biến thức ăn và sau khi đi vệ sinh để hạn chế vi khuẩn lây lan từ tay sang thực phẩm.
– Chất thải của gia cầm, gia súc, vật nuôi phải được tập trung ở những khu cách ly với nơi sinh sống, để tránh phát tán vi khuẩn gây nhiễm trùng đường ruột.
Điều trị nhiễm trùng đường ruột
Đa phần nhiễm trùng gây ra tiêu chảy, nhất là nhiễm trùng do virus, đều có khả năng tự biến mất, không cần dùng thuốc nhưng cần bổ sung nước đầy đủ. Trường hợp người bệnh bị mất nước quá nhiều, người bệnh cần được đưa đến bệnh viện để truyền nước đúng cách.
Phụ thuộc vào loại vi khuẩn, chúng ta sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc phù hợp. Trường hợp nhiễm trùng do ký sinh trùng gây bệnh, thì bệnh có thể sẽ được chữa trị bằng thuốc chống ký sinh trùng.
Còn hầu hết bệnh tiêu chảy do sự tấn công của virus thì không cần điều trị. Còn với người có hệ miễn dịch kém, chúng ta có thể dùng thuốc kháng sinh để phòng viêm nhiễm lan ra toàn thân.
Quan trọng nhất trong điều trị bệnh chính là ta cần uống nhiều nước, bổ sung chất dinh dưỡng qua khẩu phần ăn như ăn súp, cháo và dùng nước trái cây không đường nhằm giúp tăng cường hệ miễn dịch hoạt động mạnh mẽ, chống lại sự tấn công của các nhân tố gây bệnh.
Làm thế nào phòng bệnh hiệu quả?
– Luôn ăn chín, uống sôi, thực phẩm phải đảm bảo an toàn vệ sinh, không quá hạn sử dụng.
– Đối với nguồn gốc thực phẩm từ gia cầm, chúng ta cần phải vệ sinh, nấu chín kỹ.
– Trường hợp các loại gia cầm, gia súc bị mắc bệnh, cần phải được điều trị bằng kháng sinh, khi tiếp xúc với gia cầm, gia súc bệnh, chúng ta phải sử dụng dụng cụ bảo hộ, quần áo, giày khi vào chuồng trại. Tránh ôm ấp hay gần gũi với thú cưng trong nhà khi chúng bị bệnh.
– Chất thải của gia súc, gia cầm…cần xử lý và cách ly an toàn khỏi nơi ta sinh sống, tránh để virus gây bệnh từ môi trường bên ngoài tấn công con người.
– Vệ sinh thân thể sạch sẽ, luôn rửa tay trước khi ăn.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh