✴️ Siêu âm can thiệp – đặt ống thông đường mật qua da để chụp đường mật có phối hợp dưới C-ARAM

ĐẠI CƯƠNG

Chẩn đoán xác định nguyên nhân tắc mật thường rất khó khăn đòi hòi phải có sự hỗ trợ của nhiều thăm dò đường mật khác nhau. Chụp đường mật xuyên gan qua da sẽ cung cấp nhiều thông tin để chẩn đoán bệnh lý đường mật.

 

CHỈ ĐỊNH

Xác định mức độ tắc nghẽn ở người bệnh giãn đường mật.

Đánh giá sỏi đường mật nếu nghi ngờ.

Xác định nguyên nhân viêm đường mật.

Đánh giá nếu nghi ngờ có rối loạn viêm đường mật.

Chứng minh vị trí rò rỉ mật khi ERCP thất bại hoặc chống chỉ định.

Đánh giá, phân loại nang ống mật chủ.

 

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Rối loạn đông máu: tỷ lệ prothrombin < 60%, tiểu cầu < 50.000.

Cổ trướng.

 

CHUẨN BỊ

Người thực hiện

02 bác sĩ.

01 điều dưỡng.

Phương tiện

Dụng cụ

Máy siêu âm có doppler với đầu dò 3,5MHz.

Máy X quang C-arm có màn huỳnh quang tăng sáng.
Kim 21G hoặc 22G.

Các dụng cụ vô khuẩn khác: bơm và kim tiêm, khay quả đậu, khăn trải có lỗ, các lọ đựng bệnh phẩm xét nghiệm.

Thuốc

Thuốc sát khuẩn, lidocain 2%, thuốc tiền mê (fentanyl, midazolam).

Người bệnh

Được đặt đường truyền tĩnh mạch và tiền mê.

Hồ sơ bệnh án

Kiểm tra đầy đủ các xét nghiệm cần thiết.

 

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Sử dụng kỹ thuật Doppler để phân biệt mạch máu và đường mật, tránh biến chứng chọc nhầm vào mạch máu.

Chọc đường mật qua da dưới hướng dẫn siêu âm theo kỹ thuật bàn tay tự do của Matalon TA.

Sau khi chọc kim được vào đường mật bơm thuốc cản quang vào để chụp đường mật.
Đánh giá hệ thống cây đường mật sau khi chụp đường mật qua da.

 

THEO DÕI

Theo dõi mạch, huyết áp, vị trí chọc kim, tình trạng bụng, tình trạng hô hấp của người bệnh trong 24 giờ sau làm thủ thuật.

 

TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

Nhiễm khuẩn, viêm đường mật, viêm phúc mạc mật: kháng sinh, trước và sau khi làm thủ thuật dùng kháng sinh để hạn chế biến chứng nhiễm khuẩn nặng lên.

Chảy máu: ngừng thủ thuật, vitamin K1, trường hợp nặng cần truyền plasma tươi.

Tràn khí màng phổi: hút hoặc dẫn lưu khí màng phổi.

Rò mật: kháng sinh, băng ép vị trí chọc kim.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ Y tế, Quy trình kỹ thuật bệnh viện.

Matalon, T. A., Silver, B. (1990). "US guidance of intervention procedure". Radiology. 174, pp 43-47

Wael E. A. Saad, MD, Michael J. Wallace, MD, Joan C. Wojak, MD, Sanjoy Kundu, MD, and John F. Cardella, MD (2010). " Quality Improvement Guidelines for Percutaneous

Transhepatic Cholangiography, Biliary Drainage, and Percutaneous Cholecystostomy. J Vasc Interv Radiol; 21:789 –795.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top