✴️ Tại sao bị gan nhiễm mỡ ở mức độ nhẹ khi lượng mỡ thấp

Gan nhiễm mỡ hay còn gọi gan thoái hoá mỡ là tình trạng ứ đọng mỡ trong gan do nhiều nguyên nhân gây ra. Bình thường lượng mỡ chiếm khoảng 3-5% trọng lượng gan. Gan nhiễm mỡ ở mức độ nhẹ khi lượng mỡ trong gan chiếm 5-10%, nếu 10-25% là nhiễm mỡ mức độ vừa nhưng nếu vượt quá 30% là có nghĩa là gan đã bị nhiễm mỡ nặng.

Gan nhiễm mỡ hay còn gọi gan thoái hoá mỡ là tình trạng ứ đọng mỡ trong gan do nhiều nguyên nhân gây ra.

Gan nhiễm mỡ có nhiều nguyên nhân:

Béo phì

Gan nhiễm mỡ thường gặp ở người béo phì và mức độ nhiễm mỡ cũng liên quan đến mức độ béo phì. Có 80% – 90% bệnh nhân béo phì mắc gan nhiễm mỡ. Nếu béo phì nặng thì mức độ gan nhiễm mỡ cũng nặng hơn, lâu ngày có khả năng dẫn đến viêm gan thoái hóa mỡ, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến xơ gan.

Vì vậy để điều trị gan nhiễm mỡ cho người béo phì thì điều quan trọng là phải giảm cân thích hợp. Cụ thể, không chỉ giảm ăn nhiều chất béo, mà còn cần giảm ăn các loại thực phẩm có nhiều chất bột đường, nước ngọt vì nếu dư thừa cũng sẽ chuyển hoá thành mỡ dự trữ ở bụng và trong nội tạng như gan, tim…

Tiểu đường

Gan nhiễm mỡ ít phổ biến ở người bệnh tiểu đường type I, nhưng rất thường gặp ở người tiểu đường type II

Gan nhiễm mỡ ít phổ biến ở người bệnh tiểu đường type I, nhưng rất thường gặp ở người tiểu đường type II vì có sự rối loạn về chuyển hoá chất béo. Ước tính 50% người bệnh tiểu đường type II bị gan nhiễm mỡ.

Nếu bệnh nhân vừa tiểu đường, vừa béo phì thì mức độ bị gan nhiễm mỡ càng cao và dễ có nguy cơ dẫn đến xơ gan. Vì vậy điều trị bệnh tiểu đường, ổn định đường huyết, thực hiện tốt chương trình giảm cân là điều quan trọng hàng đầu để cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ ở người măc bệnh tiểu đường.

Tăng mỡ máu

Tăng mỡ máu hay tăng lipid máu (bao gồm tăng triglyceride máu, tăng cholesterol máu hoặc cả hai) thường kèm theo gan nhiễm mỡ với tỷ lệ tương đối cao.

Người bệnh cần điều trị chứng tăng mỡ máu bằng chế độ ăn hạn chế chất béo, bớt ăn thịt, ăn nhiều cá (hoặc uống thêm dầu cá omega 3), nhiều rau xanh, đậu hạt, trái cây, hạn chế rượu bia (không uống quá 2 lon mỗi ngày đối với nam và một lon đối với nữ),…
Việc thực hiện tốt chế độ ăn hợp lý mà chưa cần dùng đến thuốc để giảm mỡ máu cũng góp phần cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ.

Nghiện rượu

Gan nhiễm mỡ thường gặp ở người nghiện rượu. Việc tăng tổng hợp và giảm phân giải chất béo trong gan là kết quả của nghiện rượu mạn tính làm mỡ bị ứ lại trong gan.

Gan nhiễm mỡ ở người nghiện rượu thường có thể phục hồi tuy nhiên nếu tiếp tục uống rượu có thể dẫn đến viêm gan do rượu và xơ gan. Ngoài ra việc thường xuyên dùng các loại thuốc chẳng hạn acemol, panadol… để giảm nhức đầu sau khi uống rượu cũng làm cho gan tổn hại nhanh.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top