Ai cần tiêm phòng viêm gan B?
Những ai đã mắc viêm gan B rồi thì không được tiêm phòng vacxin viêm gan B nữa vì lúc này chích ngừa không có tác dụng. Người bệnh cần đến bệnh viện hoặc các phòng khám chuyên khoa gan để được theo dõi và điều trị sớm nhất.
Tiêm phòng viêm gan B bao lâu 1 lần?
Sau khi tiêm phòng viêm gan B, kháng thể sản sinh ra giảm dần theo thời gian. Trên thực tế thông thường sau khi tiêm phòng cũng là sau tiêm 3 mũi, kháng thể trong 1 tháng có thể sản sinh lên đến 97%; đến 3 năm sau thì bắt đầu sụt giảm, hiệu giá kháng thể cũng bắt đầu sụt giảm. Có phải nên tiêm chủng nhắc lại chủ yếu là do hiệu giá kháng thể, nếu hiệu gia kháng thể lớn hơn 10 (>10cp/ml máu) thì không phải tiêm lại; nếu nhỏ hơn 10 thì trong vòng nửa năm phải đi tiêm. Như vậy tốt nhất sau khi tiêm phòng 3 năm thì nên đi tiêm lại một mũi tăng cường, như vậy sẽ phòng chống truyền nhiễm tốt hơn.
Trình tự tiêm phòng viêm gan B tổng cộng có 3 mũi:
– Trẻ sơ sinh theo trình tự 0,1,6 tháng có nghĩa là sau khi tiêm mũi đầu tiên thì 1 tháng sau tiêm mũi thứ 2 và 6 tháng sau tiêm mũi thứ 3.Trẻ sơ sinh tiêm phòng càng sớm càng tốt, yêu cầu tiêm ngay trong vòng 24h.
– Người lớn tiêm phòng theo trình tự 1 2 3, mũi 2 cách mũi đầu 2 tháng và mũi 3 cách mũi đầu 3 tháng, hiệu quả bảo vệ thông thường là trong vòng 12 năm .Vì vậy thông thường thì người lớn không cần tiến hành theo dõi kháng – HBs hoặc tăng cường hệ miễn dịch. Nhưng đối với nhóm người có nguy cơ cao thì nên tiến hành theo dõi kháng –Hbs, nếu kháng –HBs <10ml, nên tiêm mũi tăng cường.
Ngoài ra, để phòng ngừa viêm gan B, bạn cần chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên ít nhất 1-2 lần 1 năm để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn điều trị hiệu quả.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh