✴️ Tổng quan về bệnh trĩ

Nội dung

Khái niệm bệnh trĩ

Bệnh trĩ gây ra do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch vùng trực tràng - hậu môn. Bệnh xuất hiện không rõ ràng, khó xác định được thời gian bắt đầu của bệnh trĩ. Các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh trĩ là chảy máu trực tràng, ngứa và đau. 

Bệnh trĩ được chia ra thành 2 loại: trĩ nộitrĩ ngoại xảy ra ở cả nam và nữ. Mặc dù trĩ thường không gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, nhưng có thể gây khó chịu và giảm chất lượng cuộc sống. 

Dấu hiệu lâm sàng bệnh trĩ

Bệnh trĩ phổ biến hơn ở người lớn tuổi và những người có các tình trạng như tiêu chảy, táo bón, u xương chậu, phụ nữ trong và sau khi mang thai, những người ngồi trong thời gian dài. Các triệu chứng của bệnh trĩ có thể bao gồm:

  • Chảy máu trực tràng không đau;
  • Ngứa hoặc đau hậu môn;
  • Phình mô quanh hậu môn;
  • Rò phân hoặc khó vệ sinh sạch sau khi đại tiện.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ

Nguyên nhân của bệnh chưa được xác định một cách rõ ràng. Những yếu tố sau đây được coi như là những điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh:

  • Táo bón kéo dài: Người bệnh đi ngoài rặn nhiều, khi rặn áp lực trong lòng ống hậu môn tăng lên gấp 10 lần. Táo bón lâu ngày làm xuất hiện các búi trĩ. Các búi trĩ dần dần to lên và khi to quá sẽ sa ra ngoài.
  • Tiêu chảy kéo dài: người bệnh mỗi ngày đại tiện nhiều lần và mỗi lần đại tiện phải rặn nhiều làm tăng áp lực trong ổ bụng.
  • Tăng áp lực ổ bụng: Những người bệnh bị viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, phải ho nhiều, những người làm lao động nặng như khuân vác... làm tăng áp lực trong ổ bụng, dễ dàng cho bệnh trĩ xuất hiện.
  • Lối sống tĩnh tại: người phải đứng lâu, ngồi nhiều, ít đi lại như thư ký bàn giấy, nhân viên bán hàng, thợ may…
  • Khối u hậu môn trực tràng và vùng xung quanh: như ung thư trực tràng, u vùng tiểu khung, thai nhiều tháng… khi to có thể chèn ép và cản trở đường về tĩnh mạch hồi lưu làm cho các đám rối trĩ căng phồng lên tạo thành bệnh trĩ.

Chẩn đoán bệnh trĩ

Dựa trên các triệu chứng lâm sàng: Đại tiện có máu tươi. Tuy nhiên, triệu chứng này có thể gặp ở các bệnh khác như ung thư trực tràng, viêm loét đại trực tràng chảy máu, polyp đại trực tràng. Ngoài ra, triệu chứng sa búi trĩ ra ngoài hậu môn có thể nhầm lẫn với bệnh sa niêm mạc trực tràng với cách điều trị khác hẳn. Vì vậy, khi nghi ngờ bị bệnh trĩ cần đi khám để loại trừ các bệnh lý trên.

Soi hậu môn bằng ống cứng cho phép quan sát trực tiếp các búi trĩ, đồng thời qua đó có thể thực hiện các thủ thuật loại trừ búi trĩ.

Nội soi đại trực tràng ống mềm có thể chẩn đoán chính xác bệnh trĩ và chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác ở trực tràng và đại tràng như ung thư trực tràng, ung thư ống hậu môn ...

Chẩn đoán giai đoạn của trĩ nội

  • Trĩ nội độ I: Các tĩnh mạch giãn nhẹ, đội niêm mạc phồng lên lồi vào trong lòng trực tràng.
  • Trĩ nội độ II: Các tĩnh mạch trĩ đã giãn nhiều hơn, tạo thành các búi rõ rệt, khi gắng sức trĩ sa ra ngoài, nhưng tự co lên được.
  • Trĩ nội độ III: Như độ II, nhưng khi trĩ đã sa ra ngoài thì phải dùng tay ấn nhẹ hay phải nằm nghỉ một lúc thì búi trĩ mới tụt vào trong.
  • Trĩ nội độ IV: Các búi trĩ khá to, thường liên kết với nhau thành trĩ vòng, trĩ sa ra ngoài liên tục và không thể đẩy lên được.

Xử lí ban đầu đối với bệnh trĩ

Có những phương pháp có thể thực hiện tại nhà để làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ.

 

Loại thuốc

Ví dụ

Lưu ý

Thuốc làm mềm phân

Muối Docusate (tên thương mại: Colace, Docu, Stool Softener)

Làm mềm phân

Giảm tình trạng táo bón

Thuốc nhuận tràng và bổ sung chất xơ

 

Methylcellulose (tên thương mại: Citrucel, Soluble Fiber Therapy)

Polycarbophil (tên thương mại: FiberCon, Konsyl Fiber)

Psyllium (tên thương mại: Metamucil, Konsyl)

Bột dextrin (tên thương mại: Benefiber)

Ngăn ngừa phân khô cứng làm cho bệnh trĩ trầm trọng hơn.

Giảm tình trạng chảy máu và các triệu chứng khác của bệnh trĩ.

Cần uống nhiều nước (8ly/ngày)

Bác sĩ có thể chỉ định với liều nhỏ và tăng dần theo thời gian.

Giảm đau

Thuốc nước bôi trực tràng Pramoxine, thuốc mỡ, hoặc xoa (tên thương mại: Proctofoam, Pramox)

Có thể giúp giảm đau và ngứa

Khu vực phải được làm sạch nhẹ nhàng và để khô trước khi dùng.

Thuốc làm khô và bảo vệ da

Witch hazel (tên thương mại: Tucks, Preparation H pads, Preparation H wipes)

Kẽm oxit dán tại chỗ (tên thương mại: Boudreaux’s Butt Paste, Desitin)

Có thể làm khô hoặc làm lành vùng da xung quanh hậu môn

Kẽm oxit bảo vệ da khỏi kích ứng

Khu vực phải được làm sạch nhẹ nhàng và để khô trước khi dùng

Có thể dùng sau khi tắm (ngâm trong chậu với một lượng nước ấm vừa đủ)

Khăn giấy lau tay hoặc giấy mềm để làm sạch hậu môn sau khi đi đại tiện

Kem Steroid

Kem bôi trực tràng Hydrocortisone (tên thương mại: Preparation H hydrocortisone)

Giảm sưng và đau do bệnh trĩ.

Không sử dụng lâu hơn 1 tuần.

Không sử dụng nếu đang mang thai trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

Thuốc hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh trĩ

Thuốc mỡ hoặc thuốc đạn Phenylephrine (tên thương mại: Preparation H, Rectacaine)

 

Phenylephrine giảm sưng, giảm ngứa và khó chịu trong vài giờ

Khu vực phải được làm sạch nhẹ nhàng và để khô trước khi dùng

 

Một số thuốc mỡ

Thuốc mỡ bôi trực tràng Benzocaine (tên thương mại: Americaine)

Thuốc mỡ bôi trực tràng Dibucaine (tên thương mại: Nupercainal)

Kem bôi trực tràng Lidocaine (tên thương mại: RectiCare)

Benzocaine, dibucaine, và lidocaine có thể giúp giảm đau và ngứa, nhưng nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Chỉ nên được sử dụng một lần trong một thời gian, với lượng nhỏ.

 

 

Bảng này liệt kê một số ví dụ về các thuốc điều trị bệnh trĩ không cần đơn. Tuy nhiên, cần đọc kĩ các nhãn để đảm bảo không sử dụng quá liều lượng cần thiết. Không sử dụng các phương pháp điều trị không cần kê đơn hơn một tuần mà không hỏi ý kiến bác sĩ. Thực hiện theo các hướng dẫn cẩn trọng trong quá trình sử dụng. Nếu bị chảy máu trực tràng, hoặc đại tiện có lẫn dịch tiết bất thường nên đến gặp bác sĩ. Tình trạng này có thể được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác ngoài bệnh trĩ.

Một trong những biện pháp quan trọng nhất của điều trị bệnh trĩ là tránh táo bón. Phân cứng có gây chảy máu trực tràng gây ra các vết nứt hậu môn. Ngoài ra, việc gia tăng áp lực để tống phân ra ngoài có thể làm trầm trọng thêm bệnh trĩ hiện tại và tăng nguy cơ phát triển bệnh trĩ mới.

Chế độ ăn uống cho người bệnh trĩ

Bổ sung chất xơ - Tăng chất xơ trong chế độ ăn uống là một trong các cách tốt nhất để làm mềm phân. Lượng chất xơ được khuyên dùng là khoảng 20g đến 35g mỗi ngày - chất xơ có nhiều trong hoa quả và rau xanh.

Một số thuốc bổ sung chất xơ như psyllium (tên thương mại: Konsyl, Metamucil), methylcellulose (tên thương mại: Citrucel), polycarbophil (tên thương mại: FiberCon), and bột dextrin (Benefiber). Bắt đầu sử dụng với một lượng nhỏ và tăng chậm để tránh các tác dụng phụ.

Thuốc nhuận tràng – Nếu tăng chất xơ không làm giảm táo bón, hoặc nếu các phản ứng phụ của chất xơ là không dung nạp có thể thử thuốc nhuận tràng để hỗ trợ.

Tắm ngồi –Ngâm vùng trực tràng trong nước ấm từ 10 đến 15 phút hai đến ba lần mỗi ngày. Lưu ý không thêm xà phòng, sữa tắm hoặc các chất phụ gia khác vào trong nước. Phương pháp này giúp cải thiện lưu lượng máu và giãn cơ xung quanh hậu môn.

Các phương pháp điều trị tại chỗ – Kem giảm đau và thuốc đặt trực tràng hydrocortisone có thể giúp giảm đau, viêm và ngứa tạm thời. Không nên sử dụng kem và thuốc đạn điều trị trĩ, thuốc có chữa hydrocortisone trong thời gian kéo dài hơn 1 tuần khi có chỉ định của bác sĩ.

           phương pháp sitz bath giúp điều trị bệnh trĩ

Điều trị xâm lấn tối thiểu

Nếu vẫn thấy khó chịu sau khi áp dụng các biện pháp trên, có thể cần thực hiện một vài phương pháp điều trị xâm lấn như:

Thắt búi trĩ bằng dây cao su:

Thắt búi trĩ bằng dây cao su là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất. Tỉ lệ thành công khoảng 70 đến 80% bệnh nhân. Ở phương pháp này, dây cao su hoặc vòng được đặt xung quanh mô cơ trong bệnh trĩ nội. Khi nguồn cấp máu bị hạn chế, phần mô sẽ teo lại và rụng trong vài ngày.

Laser, hồng ngoại, hoặc sự đông tụ lưỡng cực

Sử dụng tia laser, hồng ngoại hoặc nhiệt để phá hủy mô trong trĩ nội.

Liệu pháp tiêm xơ tĩnh mạch Sclerotherapy

Đây là thủ thuật tiêm xơ các chất hóa học khiến máu không đến nuôi búi trĩ được, búi trĩ sẽ tự teo đi.

Phẫu thuật điều trị bênh trĩ

Nếu các triệu chứng của bệnh trĩ không có cải thiện mặc dù đã áp dụng các liệu pháp y khoa hoặc thay đổi lối sống ở trên, phẫu thuật điều trị có thể là cần thiết.

Phẫu thuật cắt bỏ trĩ có hiệu quả cho cả trĩ nội và ngoại. Một số thủ thuật khác như thắt búi trĩ chỉ dùng cho trĩ nội. Nếu cần thiết phải phẫu thuật, bác sĩ có thể giúp bệnh nhân lựa chọn phương pháp phù hợp nhất.

Cắt trĩ Longo: Cắt trĩ Longo nhằm mục đích kéo búi trĩ trở lại vị trí bình thường, đồng thời cắt và khâu phần mạch máu cấp làm búi trĩ co nhỏ lại.

Xem thêm: Cần làm gì nếu mắc bệnh trĩ

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Bệnh viện Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top