Xem lại về rối loạn kinh nguyệt
Độ dài trung bình của chu kỳ kinh nguyệt bình thường là 28 ngày nhưng đôi khi có sự thay đổi nhỏ tùy theo mỗi người. Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt là khi độ dài hơn 35 ngày.
Hành kinh là một phần của chu kỳ kinh nguyệt, xảy ra khi lớp nội mạc tử cung (lớp lót bên trong lòng tử cung) bắt đầu bong ra. Điều này dẫn đến ra huyết từ tử cung và máu đi ra ngoài thông qua âm đạo.
Kinh nguyệt bắt đầu xuất hiện ở độ tuổi dậy thì, thường là từ 10 đến 16 tuổi và kéo dài cho đến độ tuổi mãn kinh từ 45 đến 55 tuổi.
Duy trì lối sống lành mạnh có thể giúp giảm nguy cơ rối loạn kinh nguyệt.
Điều này bao gồm:
Ngoài ra, một số loại thảo dược được cho là có tác dụng điều hòa kinh nguyệt như là: cây thiên ma (black cohosh), cây trinh nữ (chasteberry), rễ cây cam thảo (licorice root), củ nghệ. Tuy nhiên, các nghiên cứu vẫn chưa chứng minh được tác dụng điều hòa kinh nguyệt của các dạng thảo dược trên và có ghi nhận 1 vài tác dụng phụ. Do đó thì tốt hơn hết bạn nên đi khám Bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thảo dược nào.
Phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra rối loạn chu kỳ.
Tuổi dậy thì và giai đoạn mãn kinh: rối loạn kinh nguyệt ở 2 giai đoạn này thường không cần thiết can thiệp.
Sử dụng biện pháp tránh thai: nếu xảy ra rối loạn chu kỳ kinh khi sử dụng tránh thai và kéo dài trong nhiều tháng, bạn cần trao đổi lại với bác sĩ sản phụ khoa để lựa chọn phương pháp ngừa thai phù hợp hơn.
Béo phì và Hội chứng buồng trứng đa nang: trong nhiều trường hợp PCOS, thừa cân hoặc béo phì, giảm cân có thể giúp ổn định lại chu kỳ kinh. Mức cân nặng thấp giúp cơ thể không tiết ra quá nhiều insulin dẫn tới hạ thấp nồng độ testosterone, tạo điều kiện cho việc rụng trứng xảy ra đều đặn hơn.
Bệnh lý tuyến giáp: điều trị các vấn đề tuyến giáp là cần thiết để ổn định lại chu kỳ kinh. Các phương pháp điều trị bao gồm: dùng thuốc, xạ trị với iod hoặc phẫu thuật tuyến giáp.
Căng thẳng và rối loạn ăn uống: các liệu pháp tâm lý đôi khi giải quyết được các vấn đề này. Các biện pháp này bao gồm: bài tập thư giãn, quản lý căng thẳng và nói chuyện với các chuyên gia trị liệu tâm lý.
Bác sĩ có thể dùng metformin, một loại thuốc làm giảm hàm lượng insulin ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2, với mục đích ổn định sự rụng trứng và điều hòa kinh nguyệt.
Viên thuốc tránh thai kết hợp chứa Estrogen và Progesterone hàm lượng thấp có thể được sử dụng để điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Tác dụng chủ yếu của thuốc làm giảm quá trình tạo ra androgen và hạn chế ra huyết âm đạo bất thường.
Một lựa chọn khác là sử dụng Progesterone trong 10 đến 14 ngày mỗi tháng cũng có tác dụng điều hòa kinh nguyệt.
Rối loạn kinh nguyệt có thể dẫn đến hậu quả là khó mang thai tuy nhiên điều này không phải là tuyệt đối. Bởi vì sự rụng trứng vẫn có thể xảy ra kể cả khi chu kỳ bị rối loạn.
Bạn có thể theo dõi sự rụng trứng thông qua những cách sau đây:
Nếu như sự rối loạn kinh nguyệt có liên quan đến vấn đề vô sinh, những ghi chép này có thể giúp các bác sĩ chẩn đoán cụ thể được vấn đề bạn đang đối mặt.
Bất cứ ai nếu như lo lắng về chu kỳ bất thường của mình đều nên đi khám bác sĩ để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Xem thêm: Mối liên quan giữa chu kỳ kinh nguyệt và cơ thể
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh