✴️ Chữa trị bệnh ngứa hậu môn khi mang thai

Nội dung

 

1. Nguyên nhân gây ngứa hậu môn khi mang thai

Nguyên nhân gây ngứa hậu môn khi mang thai rất đa dạng, có thể kể đến các nguyên nhân như: Bệnh trĩ, rò hậu môn, viêm nang lông thai kỳ, viêm nhiễm, ký sinh trùng, tiêu chảy kéo dài… Cụ thể:

Bệnh trĩ 

Thai phụ có nguy cơ bị trĩ rất cao do tăng cân trong thai kỳ làm gia tăng áp lực lên thành mạch hậu môn. Bên cạnh đó, chứng táo bón thường gặp trong thai kỳ làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Khi bị trĩ, thai phụ sẽ có biểu hiện ngứa hậu môn, chảy máu hậu môn, đau rát hậu môn…

Ngứa hậu môn khi mang thai không chỉ gây khó chịu, bất tiện cho thai phụ mà còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý tại hậu môn.

Ngứa hậu môn khi mang thai không chỉ gây khó chịu, bất tiện cho thai phụ mà còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý tại hậu môn

 

Rò hậu môn

Rò hậu môn là một trong những nguyên nhân gây ngứa hậu môn. Bệnh nhân bị rò hậu môn luôn cảm thấy ngứa hậu môn do hậu môn luôn ở trong tình trạng ẩm ướt, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn xâm nhập làm gia tăng tình trạng ngứa.

Viêm nang lông giai đoạn thai kì

Bệnh viêm nang lông thường khởi phát vào khoảng 3 tháng cuối  của thai kỳ gây ngứa khó chịu tại hậu môn và toàn thân cho thai phụ.

Viêm nhiễm, ký sinh trùng 

Thai phụ bị nhiễm vi khuẩn, vi nấm, ký sinh trùng (giun kim) sẽ làm cho vùng hậu môn có cảm giác ngứa ngáy khó chịu.

Vệ sinh kém

Vệ sinh vùng hậu môn không sạch sẽ trong quá trình mang thai là một trong những nguyên nhân gây ngứa hậu môn không thể không nhắc đến.

Da bị rối loạn

Thai phụ mắc các bệnh ngoài da như  vẩy nến, tăng tiết bã nhờn, Eczema … có thể gây ngứa vùng da ở hậu môn và toàn thân.

Da rối loạn trong thời kỳ mang thai có thể gây ngứa hậu môn.

Da rối loạn trong thời kỳ mang thai có thể gây ngứa hậu môn

 

Tiêu chảy

Tiêu chảy kéo dài khiến cho vùng da tại hậu môn luôn bị ẩm ướt gây ngứa ngáy khó chịu. Tiêu chảy trong quá trình mang thai nếu không xử trí kịp thời có thể khiến thai phụ bị suy kiệt cơ thể ảnh hưởng đến cả mẹ và con.

Các nguyên nhân khác

Các nguyên nhân khác gồm: Nứt kẽ hậu môn, nhiễm trùng hậu môn, nhiễm nấm, khối u hoặc ung thư hậu môn, viêm gan, tiểu đường, béo phì…

 

2. Chữa trị bệnh ngứa hậu môn khi mang thai

Chữa trị bệnh ngứa hậu môn khi mang thai như thế nào là quan tâm của rất nhiều người đặc biệt là những thai phụ đang gặp phải tình trạng khó chịu này.

Khi bị ngứa hậu môn, thai phụ nên đi khám bác sĩ để được tư vấn điều trị sớm và đúng cách, tuyệt đối không nên chủ quan không thăm khám, không chữa trị hoặc tự ý mua thuốc về dùng. Thai phụ nên thực hiện điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, nên lưu ý một số điều dưới đây để việc chữa trị đạt được hiệu quả tốt nhất:

Giữ gìn về sinh vùng kín và hậu môn sạch sẽ, luôn giữ cho vùng hậu môn được khô thoáng.

Không nên mặc quần và đồ lót chật, nên sử dụng những loại quần lót rộng, thoải mái, thoáng khí, thấm hút mồ hôi tốt.

Vệ sinh hậu môn sạch sẽ bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch vệ sinh phù hợp sau mỗi lần đại tiện.

Ngứa hậu môn khi mang thai cần thăm khám và xử trí kịp thời, đúng cách.

Ngứa hậu môn khi mang thai cần thăm khám và xử trí kịp thời, đúng cách

 

Không gãi vùng hậu môn vì gãi có thể làm tổn thương vùng da hậu môn gây loét khiến tình trạng ngứa hậu môn trở nên trầm trọng hơn.

Ngâm hậu môn bằng nước muối sinh lý ấm.

Có chế độ ăn uống hợp lý, tránh xa đồ ăn cay nóng, các loại hải sản dễ gây dị ứng, bia rượu, cà phê, thuốc lá…

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top