1. Nhiễm HBV cấp tính trong khi mang thai thường là không nghiêm trọng và không liên quan với tăng tỷ lệ tử vong hoặc sinh quái thai.
2. Mang thai nói chung được dung nạp tốt ở những phụ nữ nhiễm viêm gan B mạn tính không có bệnh gan tiến triển. Tuy nhiên, do bệnh nhân thỉnh thoảng có bùng phát viêm gan, người mẹ HBsAg dương tính cần được theo dõi chặt chẽ. Nên xét nghiệm sinh hóa gan ba tháng/lần trong khi mang thai và sáu tháng/lần sau khi sinh. HBV DNA nên được kiểm tra đồng thời hoặc khi có ALT tăng.
3. Các yếu tố khác nhau cần phải xem xét khi quyết định điều trị kháng virus trong quá trình mang thai bao gồm chỉ định, dự kiến thời gian điều trị, nguy cơ ảnh hưởng bất lợi cho thai nhi, hiệu quả và nguy cơ xuất hiện kháng thuốc. Sức khỏe của người mẹ và thai nhi phải được xem xét một cách độc lập khi quyết định điều trị. Sự an toàn của phơi nhiễm với thuốc ở thai nhi cần phải được cân nhắc với nguy cơ ngừng hoặc thay đổi điều trị cho người mẹ.
4. Tỷ lệ nhiễm ở trẻ có mẹ HBeAg dương tính không được dự phòng dưới bất kỳ hình thức nào lên đến 90%. Hiệu quả bảo vệ cao (95%) của tiêm chủng trẻ sơ sinh gợi ý rằng hầu hết nhiễm xảy ra khi sinh, khi dịch tiết ống đẻ của mẹ tiếp xúc với niêm mạc của trẻ. Các yếu tố nguy cơ lây truyền quan trọng nhất mặc dù đã dự phòng là sự nhân lên liên tục của virus và tải lượng HBV mẹ cao.
5. Cần làm xét nghiệm HBsAg cho tất cả phụ nữ đến khám thai lần đầu và làm lại lúc cuối thai kỳ cho những người có nguy cơ cao bị nhiễm HBV. Trẻ sơ sinh có mẹ mang HBV sẽ được tiêm chủng gây miễn dịch thụ động-chủ động. Bên cạnh tiêm chủng gây miễn dịch thụ động-chủ động theo tiêu chuẩn, cần cho những người mẹ có nồng độ HBV DNA cao được điều trị kháng virus vì nó có thể làm giảm hơn nữa nguy cơ lây truyền chu sinh.
Phụ nữ nhiễm viêm gan B mạn tính không có bệnh gan tiến triển thường dung nạp tốt việc mang thai. Tuy nhiên, do bệnh nhân đôi khi xuất hiện đợt bùng phát viêm gan, cần theo dõi sát những người mẹ có HBsAg dương tính. Nên xét nghiệm sinh hóa gan 3 tháng/lần khi mang thai và 6 tháng/lần sau khi sinh. Có thể xét nghiệm HBV DNA đồng thời hoặc khi có ALT tăng.
Ảnh hưởng của thai nghén trên bệnh gan Những thay đổi miễn dịch, chuyển hóa và huyết động xảy ra trong khi mang thai có khả năng làm xấu đi hoặc làm lộ rõ bệnh gan nền. Việc đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh gan có thể khó khăn trong quá trình mang thai do những thay đổi sinh lý bình thường có thể lẫn với các biểu hiện lâm sàng của bệnh gan mạn tính.
Cần làm xét nghiệm HBsAg cho tất cả phụ nữ đến khám thai lần đầu và làm lại lúc cuối thai kỳ cho những người có nguy cơ cao bị nhiễm HBV.
Trẻ sơ sinh có mẹ mang HBV sẽ được tiêm chủng gây miễn dịch thụ động-chủ động. Bên cạnh tiêm chủng gây miễn dịch thụ động-chủ động theo tiêu chuẩn, cần cho những người mẹ có nồng độ HBV DNA cao được điều trị kháng virus vì nó có thể làm giảm hơn nữa nguy cơ lây truyền chu sinh
Xem thêm: Triệu chứng, nguyên nhân dẫn đến viêm gan siêu vi B, con đường lây nhiễm, phương pháp dự phòng
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh