Việc hiểu được các nguyên nhân gây ra rối loạn chức năng cơ nhẫn hầu sẽ giúp bác sĩ điều trị bằng cách tốt nhất có thể.
Rối loạn chức năng cơ nhẫn hầu sẽ không mất đi hoàn toàn với các bài tập hay điều chỉnh hành vi và phẫu thuật có thể là lựa chọn tốt nhất. Tuy nhiên, một vài phương pháp có thể giúp cho bệnh nhân làm giảm bớt triệu chứng của họ.
Bạn có thể thử làm theo những cách sau:
Bệnh nhân cũng có thể thay đổi loại thức ăn để nuốt dễ dàng hơn. Chẳng hạn, họ có thể làm đặc đồ uống bằng cách sử dụng bột, cũng như làm mềm thức ăn cứng hơn.
Tiêm Botulinum toxin, hay Botox có thể giúp giãn hay làm tê liệt một phần cơ thắt thực quản trên.
Bệnh nhân sẽ cần lặp lại điều trị tiêm Botox mỗi 3-6 tháng. Cũng cần lưu ý rằng những mũi tiêm như vậy chỉ có tác dụng đối với một số nguyên nhân gây rối loạn chức năng cơ nhẫn hầu.
Có một số cách để điều trị rối loạn chức năng cơ nhẫn hầu bằng phẫu thuật
Nong là một từ khác chỉ việc kéo giãn. Kéo giãn thực quản làm tăng kích thước thực quản và nới lỏng cơ nhẫn hầu để thức ăn và chất lỏng có thể đi qua dễ dàng khi bệnh nhân nuốt.
Một ống thông dạng bóng kéo giãn thực quản và phồng căng lên. Trong quá trình phẫu thuật này, bệnh nhân sẽ được gây mê toàn thân.
Nong có thể cải thiện đáng kể các triệu chứng. Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy loại phẫu thuật này cải thiện việc mở cơ vòng trong hơn 6 tháng.
Tuy nhiên, bệnh nhân sẽ cần lặp lại quy trình này theo thời gian, vì nó không phải là giải pháp lâu dài.
Phẫu thuật mở cơ là một thủ thuật phẫu thuật cắt xuyên qua cơ.
Phẫu thuật mở cơ nhẫn hầu là cắt cơ nhẫn hầu để nới lỏng nó và khiến việc nuốt dễ dàng hơn.
Để thực hiện thủ thuật này, phẫu thuật viên tạo một đường rạch nhỏ ở cổ.
Phẫu thuật nội soi mở cơ nhẫn hầu là sử dụng laser carbon dioxide (CO2) để cải thiện rối loạn chức năng cơ nhẫn hầu.
Tia laser cắt qua cơ nhẫn hầu và giải phóng sức căng để thức ăn và chất lỏng có thể đi vào thực quản dễ dàng hơn.
Trong quá trình phẫu thuật nội soi mở cơ nhẫn hầu, phẫu thuật viên đưa tia laser vào cơ thể thông qua miệng, làm một thủ thuật xâm lấn tối thiểu.
Bấm kim để cắt cơ nhẫn hầu có thể là một trong số các lựa chọn phẫu thuật ít xâm lấn nhất để điều trị rối loạn chức năng cơ nhẫn hầu mà bác sĩ có thể chọn nếu bệnh nhân có túi thừa Zenker.
Túi thừa Zenker là một túi hình thành trong cổ họng do áp lực tăng lên bệnh nhân tạo ra khi nuốt. Tuy nhiên, nó rất hiếm gặp và thường xảy ra ở người lớn tuổi.
Một đánh giá năm 2015 về quy trình phẫu thuật mở cơ nhẫn hầu đã phân tích một nghiên cứu so sánh hồi cứu trên 153 bệnh nhân đã trải qua phẫu thuật mở cơ nhẫn hầu.
Chỉ 6% những người đã phẫu thuật bằng laser CO2 có các triệu chứng tái phát, so với 26% những người đã phẫu thuật bấm kim.
Một nghiên cứu năm 2015 đã kiểm tra hiệu quả của việc nong bóng và phẫu thuật mở cơ bằng laser. Nó phát hiện ra rằng độ mở của cơ thắt thực quản trên tăng từ 5,6mm lên 8,4mm trong 6 tháng sau các thủ thuật.
Bệnh nhân bị rối loạn chức năng cơ nhẫn hầu sẽ cảm thấy như có vật gì đó mắc kẹt trong cổ họng mà không hết được.
Rối loạn chức năng cơ nhẫn hầu cũng có thể khiến bệnh nhân khó nuốt hoặc thấy đau khi nuốt. Ngoài ra, họ cũng bị nghẹt thở. Kết quả là, họ có thể cảm thấy lo lắng về việc ăn uống và sụt cân.
Rối loạn chức năng cơ nhẫn hầu xảy ra do tình trạng cơ, thần kinh hoặc thoái hóa, cũng như phì đại hoặc sẹo ở cơ nhẫn hầu.
Các tình trạng khác như đột quỵ, cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng cơ.
Tuy nhiên, bệnh nhân có khả năng bị rối loạn chức năng cơ nhẫn hầu tự phát mà không có nguyên nhân rõ ràng.
Có nhiều phương pháp điều trị để cải thiện rối loạn chức năng cơ nhẫn hầu, như tiêm Botox, phẫu thuật để giải phóng cơ, và các bài tập nuốt trị liệu.
Có thể bạn quan tâm: Viêm bì cơ do thuốc
Tìm hiểu thêm về: Giật cơ (MYOCLONUS)
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh