✴️ Định vị trường chiếu xạ trên da người bệnh

Nội dung

ĐẠI CƯƠNG

Với các kỹ thuật xạ trị từ ngoài (external beam) việc xác định tâm điểm của khối u là hết sức quan trọng vì qua đó sẽ quyết định tâm của (các) trường chiếu xạ và kỹ thuật phân bố liều lượng. Chẳng hạn kỹ thuật từ nguồn đến mặt da - SSD (Source Skin Distance) hay từ nguồn đến tâm khối u - SAD (Source Axis Distance), còn gọi là kỹ thuật chiếu đồng tâm (isocenter).

Điểm đánh dấu tâm khối u thường được xác định bằng hệ LASER theo không gian 3 chiều (3-D).

Điểm đánh dấu (xăm da) có thể dùng mực hoặc bút không xóa và giữ không thay đổi trong suôt quá trình xạ trị.

 

CHỈ ĐỊNH

Áp dụng cho tất các trường hợp có chỉ định xạ trị từ ngoài.

Các trường hợp xạ trị tiền phẫu hoặc hậu phẫu.

 

CHUẨN BỊ

Người thực hiện

Bác sĩ xạ trị

Kỹ sư vật lý xạ trị

Kỹ thuật viên xạ trị

Phương tiện

Máy mô phỏng hoặc CT mô phỏng (CTSim)

Dụng cụ, thiết bị cố định tư thế người bệnh

Thước đo khoảng cách (cm)

Bút đáng dấu (mực không xóa)

 

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Đặt người bệnh trên bàn máy mô phỏng hoặc CT Sim

Cố định tư thế bệnh bênh bằng phương tiện, dụng cụ phù hợp

Chỉnh người bệnh trong tư thế xạ trị

Mô phỏng vùng khối u 

Xác định tâm khối u

Lựa chọn kỹ thuật xạ trị (SSD hay SAD)

Khẳng định vị trí tâm khối u qua hệ thống lập kế hoạch điều trị -TPS

Căn chỉnh tâm khối u trên hệ LASER theo không gian 3 chiều (3-D)

Đánh dấu tâm u trên da hoặc trên mặt nạ cố định.

Lưu giữ thông tin theo tọa độ X-Y-Z trong suốt quá trình xạ trị.

 

ĐỌC KẾT QUẢ

Ghi nhận dữ liệu về thông tin giải phẫu khối u

Lưu giữ tọa độ tâm khối u tương ứng theo không gian 3-D

Các thông số chùm tia phân bố trên da người bệnh.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top