MỤC ĐÍCH VÀ NGUYÊN LÝ
Mục đích:
Phát hiện kháng nguyên e của virus viêm gan B trong mẫu huyết thanh hoặc huyết tương của người.
Nguyên lý
Xét nghiệm nhanh HBeAg dựa trên nguyên lý sắc ký miễn dịch, pha rắn, kiểu “Sandwich” 2 lớp để phát hiện định tính HBeAg.
CHUẨN BỊ
Người thực hiện:
Người thực hiện: Nhân viên xét nghiệm đã được đào tạo và có chứng chỉ hoặc chứng nhận về chuyên ngành vi sinh.
Người nhận định và phê duyệt kết quả: Người thực hiện đã được đào tạo và có chứng chỉ hoặc chứng nhận về chuyên ngành vi sinh.
Phương tiện, hóa chất (Ví dụ hoặc tương đương):
Trang thiết bị:
Máy ly tâm, đồng hồ đo thời gian.
Tủ lạnh 4oC – 8oC.
Tủ âm sâu (-20oC) hoặc (-70oC) (nếu có).
Pipet đơn kênh thể tích từ 20µl đến 200µl.
Dụng cụ, hóa chất và vật tư tiêu hao (bao gồm nội kiểm, ngoại kiểm):
Bệnh phẩm:
Huyết thanh hoặc huyết tương.
Phiếu xét nghiệm:
Điền đầy đủ thông tin theo mẫu yêu cầu.
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Các bước tiến hành thực hiện theo phương tiện, hóa chất được ví dụ ở trên.
Lấy bệnh phẩm:
Theo đúng quy định của chuyên ngành vi sinh.
Tiến hành kỹ thuật:
Bộ sinh phẩm SD Bioline HBeAg (VD hoặc tương đương).
Để sinh phẩm ổn định nhiệt độ phòng trước khi tiến hành xét nghiệm.
Lấy que xét nghiệm ra khỏi bao nhôm đặt lên bề mặt phẳng. Nhỏ 100 µl huyết thanh hoặc huyết tương vào giếng nhỏ mẫu bệnh phẩm.
Đọc kết quả trong vòng 5 - 20 phút. Không đọc kết quả sau 20 phút.
NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ
Trên thanh thử xuất hiện 2 vạch màu đỏ: C là vạch kiểm tra (Control line), T là vạch thử nghiệm (Test line) ho c chỉ có 1 vạch Ghi kết quả như bảng sau:
Hiện tượng |
Kết quả |
Trên thanh thử xuất hiện 2 vạch màu đỏ |
Dương tính |
Trên thanh thử xuất hiện 1 vạch (kiểm tra C) |
Âm tính |
Trên thanh thử không xuất hiện vạch C |
Test hỏng |
Lưu ý: Độ đậm mầu đỏ của vạch kết quả T sẽ khác nhau phụ thuộc vào nồng độ HBeAg có trong bệnh phẩm. Vì vậy, bất cứ độ mờ nào xuất hiện ở vạch kết quả T đều được coi là dương tính.
NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ
Phải làm lại mẫu xét nghiệm mới khi thanh thử bị hỏng (thanh thử không xuất hiện vạch tím tại vạch C).
Tách huyết thanh hoặc huyết tương càng nhanh càng tốt để tránh hiện tượng tan huyết (hemolysis).
Chỉ được dùng các mẫu phẩm sạch, không bị hiện tượng tan huyết (nonhemolyzed).
Xét nghiệm phải được tiến hành ngay sau khi lấy mẫu. Không được để mẫu phẩm ở nhiệt độ phòng trong thời gian dài. Mẫu huyết thanh và huyết tương có thể bảo quản ở nhiệt độ 2-8°C trong vòng 3 ngày. Muốn bảo quản lâu hơn, mẫu phẩm phải được giữ ở nhiệt độ thấp hơn (-20°C)
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh