✴️ Hemoglobin

Xét nghiệm hemoglobin

Hemoglobin là một chỉ số thường quy là một phần của xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu (CBC) thường quy. Tổng phân tích tế bào máu là một trong những xét nghiệm thông thường các bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân. Nó được thực hiện bằng máy tự động dùng mẫu máu đã được xử lý hóa học để tách hemoglobin từ tế bào hồng cầu. Hemoglobin đã tách ra được liên kết hóa học với xyanua tạo thành một hợp chất hấp thụ ánh sáng. Sau đó đo giá trị hấp thụ ánh sáng, và số đo này liên quan trực tiếp tới giá trị hemoglobin hiện tại trong máu.

 

 

 

Các giá trị hemoglobin bình thường

Giá trị hemoglobin bình thường có liên quan đến giới tính và tuổi của người đo. Các giá trị bình thường có thể khác nhau 1 chút giữa các hệ thống xét nghiệm, và các bác sĩ xác định “khoảng giá trị bình thường” cho nhóm bệnh nhân của họ; tuy nhiên, các giới hạn giá trị gần nhau ở hầu hết các nhóm (sai khác khoảng 0,5g/dl). Một ví dụ về giới hạn bình thường được các bác sĩ gia đình áp dụng rộng rãi như sau:

  • Sơ sinh: 13,5 – 24,0g/dl (trung bình 16,5g/dl).
  • Dưới 1 tháng tuổi: 10,0 – 20,0g/dl (trung bình 13,9g/dl).
  • 1-2 tháng tuổi: 10,0 – 18,0g/dl (trung bình 11,2g/dl).
  • 2-6 tháng tuổi: 9,5 – 14,0g/dl (trung bình 12,6g/dl).
  • 0,5-2 tuổi: 10,5 – 13,5g/dl (trung bình 12,0g/dl).
  • 2-6 tuổi: 11,5 – 13,5g/dl (trung bình 12,5g/dl).
  • 6-12 tuổi: 11,5 – 15,5g/dl (trung bình 13,5g/dl).

* Nữ:

  • 12-18 tuổi: 12,0 – 16,0g/dl (trung bình 14,0g/dl).
  • Trên 18 tuổi: 12,1 – 15,1g/dl (trung bình 14,0g/dl).

Nam:

  • 12-18 tuổi: 13,0 – 16,0g/dl (trung bình 14,5g/dl).
  • Trên 18 tuổi: 13,6 – 17,7g/dl (trung bình 15,5g/dl).

Hemoglobin thấp

Hemoglobin thấp nghĩa là giá trị hemoglobin ở dưới giới hạn thấp nhất của mức bình thường trong tuổi và giới tính của họ (xem các giá trị giới hạn bình thường ở trên). Ví dụ, nam 19 tuổi có mức hemoglobin thấp nếu giá trị máu đo được dưới 13,6g/dl. Một thuật ngữ khác thường được dùng thay cho mức hemoglobin thấp là bệnh thiếu máu, hoặc một người được mô tả như đang bị thiếu máu. Một số nguyên nhân thông thường của bệnh thiếu máu như sau:

  • Dinh dưỡng (thiếu hụt sắt, acid folic, hay vitamin B12 (thiếu máu ác tính);
  • Tổn thương dạ dày – ruột (vết loét, ung thư đại tràng);
  • Các vấn đề về thận;
  • Mất máu (chấn thương hay phẫu thuật);
  • Các vấn đề tổng hợp tế bào hồng cầu (rối loạn tủy xương, rối loạn về gen như thiếu máu tế bào liềm);
  • Hủy hoại tủy xương do hóa trị liệu hoặc phơi nhiễm phóng xạ.

Mức hemoglobin cao

Mức hemoglobin cao nghĩa là mức hemoglobin đo được ở trên giới hạn cao nhất của khoảng bình thường theo tuổi và giới tính (xem giới hạn bình thường ở trên). Ví dụ, một người 19 tuổi có mức hemoglobin xác định được trên 17,7g/dl là có mức hemoglobin cao. Một số nguyên nhân gây ra mức hemoglobin cao là:

  • Sống ở vùng núi cao
  • Bệnh phổi (tràn khí, bệnh phổi tắc nghẽn COPD)
  • Ung thư
  • Hút thuốc lá
  • Rối loạn tủy xương (đa hồng cầu nguyên phát)
  • Dùng quá liều hoặc không thích hợp các thuốc có epoetin alpha (Epogen, Procit)
  • Dùng chất kích thích (tăng tế bào hồng cầu do dùng một số thuốc)

Thiếu máu và các triệu chứng

Thiếu máu là một thuật ngữ chỉ lượng tế bào hồng cầu hay hemoglobin trong máu dưới mức bình thường. Thuật ngữ này bắt nguồn từ thuật ngữ “anaimia” trong tiếng Hy Lạp, nghĩa là thiếu máu. Thông thường các triệu chứng của thiếu máu bao gồm một vài trong số các triệu chứng sau:

  • Da xanh;
  • Yếu ớt;
  • Hơi thở ngắn;
  • Ngất;
  • Tim đập nhanh;
  • Đau tức ngực;
  • Hội chứng Ekbom (Hội chứng đau cẳng chân khi bất động).

Các nguyên nhân này gây nên tình trạng thiếu máu thường sinh ra các triệu chứng khác đặc trưng hơn cho nguyên nhân cơ bản.

Hemoglobin S ở bệnh tế bào hình liềm

Bệnh tế bào hình liềm là sự biến đổi di truyền dẫn đến một vài phân tử hemoglobin bị khiếm khuyết (hemoglobin bị khiếm khuyết gọi là hemoglobin S). Khi các tế bào hồng cầu có hemoglobin S, và giả thuyết là lượng oxy ít, chúng có thể trở thành hình trăng lưỡi liềm hay “hình liềm” và không dễ dàng di chuyển qua các mao mạch với đường kính nhỏ, do đó các mô trao đổi oxy và cacbonic. Trong trường hợp cuối cùng, mô có thể chết. Các tế bào hình liềm có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu bởi vì các tế bào hình liềm có tuổi thọ khoảng 10-20ngày, trong khi các tế bào người hồng cầu bình thường tồn tại khoảng 120 ngày; do đó tủy xương có thể chậm tổng hợp các tế bào hồng cầu mới. Hơn nữa, các tế bào hình liềm đã chết hay sắp chết có thể kẹt làm tắc lá lách khi lá lách cố gắng dọn các mảnh tế bào hình liềm trong máu. Triệu chứng thường gặp của bệnh tế bào hình liềm bao gồm các triệu chứng sau cùng với các triệu chứng của thiếu máu:

  • Đau nhức xương;
  • Hơi thở ngắn;
  • Đau bụng;
  • Dậy thì chậm, chậm phát triển;
  • Có các vết loét;
  • Vàng da;
  • Khó khăn và kéo dài sự cương cứng (khoảng 10-40% ở nam giới);
  • Mù;
  • Sốc.

Với một vài người, lá lách bị phá hủy đến mức cần phẫu thuật cắt bỏ. Phẫu thuật cắt bỏ lá lách làm trên một cá nhân dễ mắc một số bệnh hơn, đáng chú ý nhất là, viêm phổi do phế cầu khuẩn. Bệnh tế bào hình liềm rõ ràng nhất ở các cá thể thừa hưởng một gen hemoglobin khiếm khuyết từ bố hoặc mẹ. Cá nhân thừa hưởng chỉ một gen có các triệu chứng nhẹ hơn hoặc không có triệu chứng, và được coi là có dấu hiệu tế bào hình liềm, không phải bệnh tế bào hình liềm.

Bệnh Thalassemia

Thalassemia là một bệnh di truyền do một hay nhiều gen điều khiển việc sản xuất protein α hay β làm nên cấu trúc của hemoglobin. Một người bị thalassemia α hay β, 2 tuýp này có nhiều kiểu phụ, nhưng thường được xếp vào 1 trong 2 nhóm lớn gọi là thalassemia thể nặng và thalassemia thể nhẹ.
Các cá thể có thalassemia α hay β thể nặng thừa hưởng gen khiếm khuyết từ cả bố và mẹ, trong khi những người bị thalassemia thể nhẹ chỉ thừa hưởng gen khiếm khuyết từ một người.
Hầu hết người bị thalassemia thể nhẹ có thể có lượng hồng cầu nhỏ, nhưng số khác hầu như không có triệu chứng gì. Không may là, các cá thể bị thalassemia thể nặng thường tiến triển thành thiếu máu nặng trong 1 năm đầu đời và có thể tiến triển thành những bất thường trên khuôn mặt, chậm tăng trưởng, mệt mỏi và hơi thở ngắn. Phương pháp điều trị thalassemia thể nặng là truyền máu thường xuyên và với một số trường hợp, cấy ghép tủy xương.

Tìm hiểu thêm: Thiếu máu do thiếu sắt

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top