✴️ Progesterone cao gây nguy hiểm gì?

Nội dung

Progesterone cao khi nào?

progesterone cao có thể gây nguy hiểm

 Progesterone là một loại hormon có liên quan đến độ dày niêm mạc tử cung trong cơ thể phụ nữ. (ảnh minh họa)

Progesterone cao thường gặp ở phụ nữ mang thai. Khi bào thai phát triển, nồng độ progesterone cũng tăng lên. Trong thời kỳ mang thai, nếu mức Progesterone tăng quá cao có thể gặp phải tình trạng đa thai song sinh (sinh đôi, sinh ba,…).

Ngoài ra khi Progesterone tăng cũng có thể tiềm ẩn một số bệnh lý như u nang buồng trứng, thai ngoài tử cung, ung thư buồng trứng,…

Sự gia tăng Progesterone có thể khiến mẹ cảm thấy kiệt sức và làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn, lâu ngày dẫn đến táo bón.

Các biểu hiện khi Progesterone cao

Khi Progesterone cao cơ thể thường có các triệu chứng như: lo lắng, đầy hơi, đau ngực, trầm cảm, mệt mỏi, mất ham muốn tình dục, tâm trạng dễ thay đổi, yếu cơ, khô âm đạo.

Một số biểu hiện ít gặp hơn khi lượng Progesterone trong cơ thể cao như: mụn trứng cá, da nhờn, nhức đầu, nóng người, mất kiềm chế, nhiễm trùng niệu, tăng cân,…

Kiểm tra progesterone cao khi nào?

Xét nghiệm chỉ số progesterone khi nào?

Thời gian tốt nhất để thực hiện kiểm tra progesterone là 7 ngày sau khi rụng trứng hoặc 7 ngày trước khi có kinh nguyệt. (ảnh minh họa)

Nếu có các triệu chứng liên quan đến sự mất cân bằng hormon, bác sĩ có thể chỉ định làm xét nghiệm Progesterone để kiểm tra. Thời gian tốt nhất để thực hiện kiểm tra progesterone là 7 ngày sau khi rụng trứng hoặc 7 ngày trước khi có kinh nguyệt. Đây là thời điểm có thể phát hiện mức cao nhất của Progesterone.

Xử trí progesterone cao như thế nào?

Lựa chọn địa chỉ xét nghiệm uy tín

Khi có các dấu hiệu nghi ngờ progesterone cao, bạn nên lựa chọn một địa chỉ thăm khám uy tín. Các bác sĩ sẽ kiểm tra và có thể chỉ định bạn thực hiện xét nghiệm để đánh giá nồng độ progesterone. Một số xét nghiệm giúp đánh giá progesterone cao như: biểu đồ nhiệt độ nền cơ thể BBT, xét nghiệm máu kiểm tra hormone trong máu, kiểm tra hormone tuyến nước bọt,… Tuy nhiên hiện nay, để đo nồng độ progesterone các bác sĩ thường chỉ định thực hiện xét nghiệm máu vì phương pháp này tương đối chính xác và cho kết quả khá tin cậy.

Thay đổi lối sống

Các bài tập thể dục thường xuyên và ăn uống lành mạnh, thực hành giảm stress như thiền, yoga, các bài thể dục phù hợp với sức khỏe,…

Chế độ ăn uống nên ăn các thực phẩm làm tăng lượng estrogen để giúp cân bằng sự progesterone như đậu nành, anh đào, khoai tây, lúa mì, gạo, táo.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top