✴️ Kinh túc thái dương bàng quang (BL)

Nội dung

ĐƯỜNG ĐI.

Từ khóe mắt trong lên trán, đỉnh đầu ra sau gáy, đến huyệt thiên trụ chia thành hai nhánh chạy song song với cột sống:

Nhánh 1: từ huyệt thiên trụ xuống lưng, cách đường giữa sống lưng (mạch đốc) 1,5 thốn, qua mông ra mặt sau đùi tới khoeo.

Nhánh 2: từ thiên trụ xuống lưng, cách đường giữa sống lưng (mạch đốc) thốn, qua mông tới mặt sau đùi tới khoeo và hợp với nhánh 1 tại huyệt ủy trung.

Từ khoeo đi xuống dọc giữa mặt sau cẳng chân, rồi đi phía sau mắt cá ngoài, dọc theo bờ ngoài mu bàn chân, tận cùng ở góc ngoài chân móng ngón út.

 

LIÊN QUAN.

Ở mắt liên quan dây thần kinh V,VII. 

Ở cổ: liên quan với C4; ở lưng: D2 - D12; ở mông: S1-S2.

Ở cẳng chân liên quan với S1.

Tương quan biểu lý với kinh thận.

 

CHỦ TRỊ.

Tại chỗ và theo đường kinh: 

Đau dây thần kinh hông to, đau khớp gối, khớp cổ chân, bàn chân.

Liệt dây VII, bệnh về mắt, đau vai- gáy, đau lưng.

Các du huyệt chữa bệnh các tạng phủ tương ứng.

Toàn thân:

Chữa cảm mạo, hạ sốt; chữa đau cứng gáy nhức đầu.

 

HUYỆT THƯỜNG DÙNG.

Tình minh (BL1):

Tình minh là huyệt hội của 2 kinh thủ, túc thái dương, túc dương minh, dương kiểu, âm kiểu.

Vị trí: cách khoé trong mi mắt 0,1 thốn.

Điều trị: viêm màng tiếp hợp, viêm tuyến lệ, chắp, lẹo; liệt dây thần kinh VII.

Cách châm cứu: châm sâu 0,1 thốn, hướng mũi kim về phía mũi (tránh châm vào nhãn cầu), không vê kim.

Toản trúc (BL2):

Vị trí: chỗ lõm đầu trong lông mày.

Điều trị: nhức đầu, hoa mắt, viêm tuyến lệ, chảy nước mắt, giật mi, đau xoang trán.

Cách châm cứu: châm sâu 0,5 thốn, luồn kim dưới da.

Đại trữ (BL11): Đại trữ là huyệt hội của xương (cốt), biệt lạc của mạch đốc, huyệt hội của các kinh thái dương ở chân tay, thiếu dương ở chân tay.

Vị trí: giữa khe liên gai sau C7 - D1 đo ra 1,5 thốn.

Điều trị: đau đầu, đau cứng vai- gáy, cảm sốt, ho, sốt không có mồ hôi, nhức xương.

Cách châm cứu: châm sâu 0,3 - 0,5 thốn; cứu 5 - 15 phút.

Phong môn (BL12):

Phong môn là huyệt hội của kinh thái dương ở chân, mạch đốc.

Vị trí: mỏm gai sau D2  đo ra 1,5 thốn.

Điều trị: đau lưng, vai- gáy, đau đầu, cảm sốt do ngoại tà, ho, nóng vùng ngực.

Cách châm cứu: châm sâu 0,2 - 0,5 thốn; cứu 5 - 15 phút.

Phế du (BL13):

Phế du là huyệt du của phế.

Vị trí: gai sau D3 đo ra 1,5 thốn .

Điều trị: đau lưng, cứng gáy, vẹo cổ, ho, khó thở, hen suyễn, chắp, lẹo.

Cách châm cứu: châm sâu 0,3 - 0,5 thốn; cứu 5 - 15 phút.

Hình 3.6: Kinh túc thái dương bàng quang

1.Tình minh         2. Toản trúc

3.Đại trữ             4. Phế du

5.Đốc du             6. Tâm du

7.Cách du            8. can du

9.Tỳ du               10. Vị du

11.Tam tiêu du    12. Thận du

13.Đại trường du 14. Bàng quang du

15.Thứ liêu         16. Thừa phù

17.Uỷ dương       18. Uỷ trung

19.Y hy               20. cách quan

21.Thừa sơn        22. Côn lôn

Đốc du (BL16) :

Vị trí: mỏm gai sau D6 đo ra 1,5 thốn.

Điều trị: đau lưng, cứng gáy, vẹo cổ, khó thở, tức ngực.

Cách châm cứu: châm sâu 0,3 – 0,5 thốn; cứu 5 – 15 phút.

Cách du (BL17):

Cách du là huyệt hội của huyết.

Vị trí: gai sau D8 đo ra 1,5 thốn.

Điều trị: đau lưng, đau thắt lưng ; nôn, nấc, ăn không tiêu, khó thở, triều nhiệt, sốt không có mồ hôi, huyết hư, huyết nhiệt.

Cách châm cứu: châm sâu 0,3 - 0,5 thốn; cứu 5 - 15 phút.

Can du (BL18):

Can du là huyệt du của can.

Vị trí: ngang sau D9 đo ra 1,5 thốn.

Điều trị: đau mạng sườn, đau lưng, chảy máu cam, động kinh, cao huyết áp, mắt đau, cơn đau dạ dày.

Cách châm cứu: châm sâu 0,3 - 0,5 thốn; cứu 5 - 15 phút.

Đởm du (BL19):

Đởm du là huyệt du của đởm.

Vị trí: gai sau D10 đo ra 1,5 thốn.

Điều trị: hoàng đản, miệng đắng, đau ngực sườn, hàn nhiệt vãng lai, đầy bụng.

Cách châm cứu: châm sâu 0,3 - 0,5 thốn; cứu 5 - 15 phút.

Tỳ du (BL20):

Tỳ du là huyệt du của tỳ.

Vị trí: gai sau D11 đo ra 1,5 thốn.

Điều trị: đầy bụng, không muốn ăn, cơn đau dạ dày, hoàng đản, kinh phong ở trẻ em, phù thũng.

Cách châm cứu: châm sâu 0,3 - 0,5 thốn; cứu 5 - 15 phút.

Vị du (BL21):

Vị du là huyệt du của vị.

Vị trí: gai sau D12 đo ra 1,5 thốn.

Điều trị: cơn đau dạ dày, lạnh bụng, không muốn ăn, ăn không ngon miệng, đầy bụng, nôn mửa.

Cách châm cứu: châm sâu 0,3 - 0,5 thốn; cứu 5 - 15 phút.

Thận du (BL23):

Thận du là huyệt du của thận.

Vị trí: gai sau L2 đo ra 1,5 thốn.

Điều trị: di tinh, liệt dương, kinh nguyệt không đều, đau lưng, ù tai, điếc tai, đái dầm, viêm đường tiết niệu.

Cách châm cứu: châm sâu 0,3 - 0,5 thốn; cứu 5 - 15 phút.

Đại trường du (BL25):

Đại trường du là huyệt du của đại trường.

Vị trí: gai sau L4 đo ra 1,5 thốn.

Điều trị: táo bón, ỉa chảy, đau lưng, đau thần kinh tọa.

Cách châm cứu: châm sâu 0,3 - 0,5 thốn; cứu 5 - 15 phút.

Tiểu trường du (BL27):

Tiểu trường du là huyệt du của tiểu trường.

Vị trí: gai sau S1 đo ra 1,5 thốn.

Điều trị: di tinh, di niệu, rối loạn tiểu tiện, lỵ.

Cách châm cứu: châm sâu 0,3 - 0,5 thốn; cứu 5 - 15 phút.

Bàng quang du (BL28):

Bàng quang du là huyệt du của bàng quang.

Vị trí: gai sau S2 đo ra 1,5 thốn.

Điều trị: bí đái, di niệu, đau đám rối thần kinh cùng, đau xương cùng, đau hông.

Cách châm cứu: châm sâu 0,3 - 0,5 thốn; cứu 5 - 15 phút.

Bạch hoàn du (BL30) :

Vị trí: gai sau S4  đo ra 1,5 thốn.

Điều trị: đau thắt lưng, di tinh, kinh nguyệt không đều, trĩ, sa trực tràng.

Cách châm cứu: châm sâu 0,3 - 0,5 thốn; cứu 5 - 15 phút.

Bát liêu(gồm 4 huyệt):

Vị trí: 

Thượng liêu (BL31): lỗ cùng 1.

Thứ liêu (BL32): lỗ cùng 2.

Trung liêu (BL33): lỗ cùng 3.

Hạ liêu (BL34): lỗ cùng 4.

Điều trị: đau thắt lưng- cùng, sa sinh dục, bí tiểu tiện.

Cách châm cứu: châm sâu 0,3 - 0,5 thốn; cứu 5  - 15 phút.

Uỷ trung (BL40): Ủy trung là huyệt hợp thuộc thổ.

Vị trí: điểm giữa trám khoeo (giữa nếp gấp của khoeo chân).

Điều trị: đau khoeo chân; đau lưng, đau thần kinh hông, cam thử, thổ tả.

Cách châm cứu: châm sâu 0,5 - 1 thốn. Nếu chữa thổ tả hoặc huyết ứ thì  trích nặn máu.

Cách quan (BL46):

Vị trí: giữa khe liên gai sau D8 đo ra 3 thốn.

Điều trị: đau lưng, nôn, nấc, ăn uống không được.

Cách châm cứu: châm sâu 0,3 - 0,4 thốn; cứu 5  - 15 phút.

Chí thất (BL52):

Vị trí: mỏm gai sau L2 đo ra 3 thốn.

Điều trị: đau cứng vùng thắt lưng, di tinh, liệt dương, đái dắt.

Cách châm cứu: châm sâu 0,2 - 0,3 thốn. Cứu 5 - 15 phút.

Trật biên (BL54):

Vị trí: Mỏm gai sau S4 đo ra 3 thốn.

Điều trị: đau thần kinh tọa, đau thắt lưng- cùng, trĩ, liệt chi dưới.

Cách châm cứu: châm sâu 0,3 - 0,5 thốn; cứu 5 - 15 phút.

Thừa sơn (BL56):

Vị trí: giữa bắp chân, đỉnh góc giữa cơ sinh đôi ngoài và trong (bệnh nhân kiễng chân lên sẽ thấy chỗ lõm trên bắp chân)

Điều trị: chuột rút bắp chân, đau sưng mỏi bắp chân. Đau thần kinh hông, đau thắt lưng, trĩ, lòi dom, thổ tả.

Cách châm cứu: châm sâu 0,5 - 1 thốn; cứu 5  - 10 phút.

Phi dương (BL58):

Phi dương là huyệt lạc nối với kinh thận.

Vị trí: tận cùng của cơ sinh đôi ngoài, trên huyệt côn lôn 7 thốn.

Điều trị: đau cẳng chân, chân lưng yếu mỏi, đau đầu hoa mắt, chảy mũi, chảy máu cam; đau nhức cơ khớp, sốt không có mồ hôi.

Cách châm cứu: châm sâu 0,5 - 0,8 thốn; cứu 5 - 10 phút.

Côn lôn (BL60):

Côn lôn là huyệt kinh thuộc hỏa.

Vị trí: Chỗ trũng sau lồi mắt cá ngoài 0,5 thốn.

Điều trị: đau thắt lưng, đau thần kinh hông, đau cổ chân, cứng cổ gáy, đau đầu ; kinh giật trẻ em, đẻ khó, rau bong chậm.

Cách châm cứu: châm sâu 0,3 - 0,5 thốn ; cứu 5 - 15 phút.

Chí âm (BL67):

Chí âm là huyệt tỉnh thuộc kim.

Vị trí: cách góc ngoài chân móng ngón út 2 ly trên chỗ tiếp giáp giữa da mu bàn chân và gan bàn chân.

Điều trị: nóng gan bàn chân. Đau đầu, mắt có màng, ngạt mũi, chảy máu mũi. Tâm phiền, đẻ khó, di tinh, sót rau, đái khó.

Cách châm cứu: châm sâu 0,1 thốn; cứu 3 - 5 phút.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top