VỀ MẶT SỬ DỤNG THUỐC.
Thường vận dụng quan hệ biểu lý, quan hệ sinh khắc giữa tạng và phủ thành nguyên tắc bổ tả trong trị liệu.
Phải biết phối hợp giữa âm và dương.
Khi thận dương cang thịnh, thận âm bất túc xuất hiện hội chứng dương vượng, điều trị thường dùng đại bổ thận âm (ví dụ: dùng lục vị địa hoàng hoàn để tư thận thủy mà chế ước thận dương) gọi là hiệp pháp, làm cho thận thủy đầy đủ thì chứng thận hoả cang thịnh sẽ tự biến mất (tiêu trừ). Cách chữa như vậy gọi là “tráng thủy chế hoả”. Trái lại nếu thận âm quá thịnh, thận dương hư suy sẽ xuất hiện chứng âm hàn, điều trị thường dùng đại bổ thận dương (ví dụ: dùng kim quĩ thận khí hoàn để ích thận dương để tiêu âm uế) cũng gọi là hiệp pháp làm cho thận dương đầy đủ thì triệu chứng âm hàn tự tiêu trừ, pháp chữa này gọi là “ích hoả tiêu âm”. Đó là cách nhìn chỉnh thể của y lý cổ truyền.
Bổ tả gián tiếp.
Khi một tạng nào đó bị bệnh, có thể tả tạng con của nó để điều trị bệnh của tạng mẹ, thường gọi phương pháp điều trị này là “thực tắc tả con - thực tắc tả kỳ tử”. Ví dụ: can dương thượng cang, can uất hóa hoả; mặt đỏ, đau đầu, cáu gắt, nóng nảy, tâm phiền bất miên, khi điều trị ngoài việc phải bình can tiềm dương còn có thể dùng hiệp điều tả tâm hỏa, thường chữa như vậy sẽ đạt hiệu quả tốt hơn.
Bổ tả gián tiếp còn có thể vận dụng khi một tạng nào đó hư nhược, ngoài việc bổ ích tạng đó còn xuất phát từ quan điểm chỉnh thể mà bổ ích một tạng khác có quan hệ mất thiết với nó, nguyên tắc điều trị này thường được gọi là “hư tắc bổ kỳ mẫu”. Ví dụ: bệnh nhân bị phế lao nếu lâu ngày không khỏi, điều trị có thể bổ tỳ ích phế cũng chính là hiệp pháp bồi thổ sinh kim.
Biểu lý hỗ trị.
Giữa tạng và phủ có quan hệ biểu lý nhất định. Nếu như biểu lý đồng bệnh có thể sử dụng phương pháp hiệp điều biểu lý hỗ trị. Ví dụ: chứng lý nhiệt, đại tiện táo kết dẫn đến khí tụ tắc nhưng vì phế có quan hệ biểu lý với đại tràng, vì vậy dùng bài thuốc “lương cách tán” dụng ý lấy tả hỏa ở đại trường mà thanh phế khí.
Nếu như tâm đa nhiệt vụ tiểu trường; miệng lưỡi sinh nhọt, tiểu tiện ngắn đỏ, sáp đan, vì tâm và tiểu trường có quan hệ biểu lý, vì vậy thường dùng “đạo xích tán” để thanh tâm hỏa mà tả được nhiệt ở tiểu trường.
Dựa vào ngũ tạng để điều trị bệnh ngũ quan.
Ngũ tạng và ngũ quan có quan hệ mật thiết, ngũ quan có bệnh có thể lấy ngũ tạng để điều trị. Ví dụ: bệnh mắt thực chứng có thể dùng phương thuốc thanh can, chứng hư có thể dùng phương thuốc bổ can. Mồm lưỡi sinh nhọt có thể dùng thuốc thanh tâm hoả để điều trị.
DÙNG CHÂM CỨU ĐIỀU TRỊ.
Y học cổ truyền thường xuất phát từ quan niệm chỉnh thể, vận dụng nguyên tắc chọn phương huyệt (ví dụ: thượng bệnh hạ thủ) trị can dương khang thịnh nhóm cao huyết áp thường chọn dũng tuyền hoặc thái xung, trái lại hạ bệnh thượng thủ (trị thoát giang thường cứu bách hội), tứ tả trị hữu và tứ hữu trị tả, phối hợp du mộ, nguyên lạc là biểu lý phối ngũ trước, sau, thượng hạ và tả hữu phối ngũ.
COI TRỌNG NGUYÊN NHÂN SINH BỆNH, XỬ LÝ CHÍNH XÁC GIỮA QUAN HỆ CHÍNH VỚI TÀ.
Theo phép duy vật biện chứng tự phát của y học cổ truyền cho rằng “ngoại nhân là điều kiện biến hóa, nội nhân là căn cứ gốc rễ của sự biến hóa, ngoại nhân thông qua nội nhân để phát huy tác hại cho cơ thể”. Quá trình bệnh tật của cơ thể người thực tế là quá trình đấu tranh giữa hai mặt luôn luôn mâu thuẫn. Sức đề kháng của cơ thể hay còn gọi là chính khí (yếu tố nội nhân) với nhân tố gây bệnh (tà khí), yếu tố ngoại nhân.
Bài thuốc lương cách tán: đại hoàng 20 lượng, mang tiêu 20 lượng, cam thảo 20 lượng, chi tử 10 lượng, hoàng cầm 10 lượng, lá bạc hà 10 lượng, liên kiều 40 lượng. Mỗi lần uống 10 - 20g, ngày một đến hai lần có thể gia trúc diệp 16g và mật ong cùng uống.
Bài thuốc đạo xích tán: sinh địa, mộc thông, cam thảo, trúc diệp.
Điều trị bệnh tức là thông qua nghệ thuật, thủ pháp sử dụng thuốc giúp đỡ (hỗ trợ) cơ thể để chiến thắng bệnh tật, giải quyết mâu thuẫn, hồi phục sức khoẻ, vì vậy công tác điều trị lâm sàng trước hết và trên hết phải chú trọng yếu tố nội nhân, thừa nhận trạng thái tinh thần là yếu tố quan trọng, tinh thần phấn chấn vui vẻ thì phát huy được tính tích cực bên trong cơ thể (chính khí), đó chính là quan hệ biện chứng giữa “chính” với “tà”.
Về mặt điều trị, mục tiêu căn bản của y học cổ truyền là ở chỗ làm cải biến tương quan giữa chính khí và tà khí, thúc đẩy chuyển hóa bệnh theo hướng khỏi bệnh. Các loại thủ thuật thủ pháp sử dụng thay đổi trong điều trị tuy phong phú đa dạng nhưng đều không ngoài mục đích có tính nguyên tắc là “phù chính khứ tà”. Nguyên tắc chung trong điều trị được khái quát trên mấy điểm sau đây.
Phù chính để khứ tà.
Là vận dụng thuốc, dinh dưỡng, rèn luyện cơ thể, dưỡng sinh nhằm giúp đỡ chính khí, tăng cường thể chất nâng cao sức đề kháng cơ thể để tự nó trừ đuổi tà khí, giúp cho cơ thể khôi phục sức khoẻ chiến thắng tà khí, vận dụng nguyên tắc như thế gọi là “lấy phù chính để khứ tà”, tuy nhiên trên lâm sàng phải linh hoạt vận dụng ở chỗ chính khí hư là chính, phân tích tỉ mỉ cụ thể sử dụng các loại thuốc bổ ích; trợ dương, tư âm hay ích khí, bổ khí.
Khứ tà để phù chính.
Vận dụng mọi thủ thuật, thủ pháp châm cứu, chườm xoa để trừ tà. Mục đích để trừ tà phù chính, thích hợp với thể bệnh tà thịnh, chính khí hư. Vì chính hư, tà thịnh là mâu thuẫn chủ yếu, trên lâm sàng có thể căn cứ vào bệnh tình cụ thể chọn dụng pháp hãn (khi tà ở biểu), thổ pháp khí tà (ở lý, ở trên), hạ pháp nếu tà ở lý ở dưới và hoà pháp nếu tà bán lý, bán biểu, ôn pháp nếu là hàn chứng, thanh pháp néu là nhiệt chứng, tiêu pháp nếu là tà khí tích tụ thực chứng phối hợp với bổ pháp là những phương pháp điều trị cơ bản trong nguyên tắc điều trị đông y.
Công bổ kiêm trị (công bổ kiêm dùng).
Vì bệnh tình phức tạp, quan hệ giữa tà chính biến hóa muôn vẻ, vì vậy trong điều trị phải kết hợp giữa biện chứng chặt chẽ cả hai mặt phù chính, khứ tà, khứ tà để phù chính và phù chính để khứ tà phù hợp với sự biến hóa không ngừng của bệnh tật. Xác định chính xác phương châm điều trị; nếu như tà thịnh, chính suy thì tà thực là chính, tất nhiên phải nhấn mạnh khứ tà nhưng cũng phải thêm thuốc phù chính hoặc bệnh diễn biến kéo dài. Do tà tồn tại làm chính khí hư suy hoặc đại hư phải chú trọng phù chính nhưng cũng phải thêm thuốc trừ tà. Ngoài ra còn tùy theo diễn biến của bệnh mà vận dụng trước bổ sau công, trước công sau bổ hoặc phải vận dụng nguyên tắc thanh ôn tiên bổ phối hợp.
NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ CƠ BẢN LÀ TIÊU BẢN, HOÃN CẤP, CHÍNH TRỊ VÀ PHẢN TRỊ.
Tiêu bản hoãn cấp.
Tiêu và bản là một khái niệm tương đối chỉ rõ hai mặt quan hệ chủ thứ (mâu thuẫn luôn luôn song song tồn tại) trên một bệnh hoặc một chứng bệnh. Về quan hệ giữa chính và tà có thể nói chính khí của cơ thể là bản, ngoại nhân là tiêu.
Cấp tắc trị kỳ tiêu: trong quá trình bệnh tật, xuất hiện các triệu chứng nặng lên, nếu không sử lý khẩn cấp sẽ ảnh hưởng đến sự an nguy của người bệnh nên phải lấy trị tiêu làm trọng để cứu bệnh nhân ra khỏi tình trạng cấp cứu. Ví dụ: trong xơ gan ngạnh kết phúc thủy; bệnh nhân khó thở do lượng dịch cổ chướng nhiều, không nằm co được, vật vã, nhị tiện đều bí, không thể nhấn mạnh dưỡng can sơ can mà phải nhấn mạnh công hạ, giải trừ phúc thủy, giải quyết chứng tiêu sau đó mới trị bản.
Hoãn tắc trị kỳ bản: nhìn chung điều trị phải thường xuyên chú ý đến điều trị bản chất của bệnh. ví dụ: trong lao phổi, khái thấu là tiêu, âm hư là bản, khi điều trị không phải chỉ chú ý đến chỉ khái trừ đàm để trị tiêu mà quan trọng là trị bản phải tư âm nhuận phế, chỉ có nâng cao sức đề kháng cơ thể mới điều trị khỏi bệnh lao. - Tiêu bản kiêm trị: trong giai đoạn cả triệu chứng tiêu bản đều khẩn cấp phải vận dụng tiêu bản cùng trị. Ví dụ: bệnh nhân khái thấu, tức ngực, đau lưng, đái ít, toàn thân phù thũng (viêm thận cấp tính), bản chất của bệnh là thận hư thủy phiếm, triệu chứng tiêu của bệnh là phong hàn phạm phế, cả hai đều cấp, như vậy một mặt phải phát hãn giải biểu, một mặt phải lợi niệu, tiêu phù, đó là biểu lý song giải.
Chính trị và phản trị.
Chính trị còn gọi là nghịch trị hay ngược trị tức là lấy thuốc ấm nóng chữa chứng hàn, thuốc mát lạnh chữa chứng nhiệt, lấy bổ pháp trị chứng hư, tả pháp trị chứng thực, đó là nguyên tắc điều trị thông thường trên lâm sàng.
Phản trị còn gọi là tòng trị tức là thuốc điều trị bề ngoài là thuận theo triệu chứng nhưng trên thực tế là vận dụng nguyên tắc điều trị bản chất của bệnh. Ví dụ: điều trị chứng “tâm hạ bĩ mãn” dùng thuốc tiêu đạo hành khí. Nói chung nếu như bản chất bệnh là do hư phải bổ khí “hữu nhân, hữu dụng” “nhân có, dụng có”. Ví dụ: điều trị tiết tả; mục đích là chỉ tả phải dùng thuốc thu liễm cố sáp nhưng bản chất phải trị là thanh nhiệt đạo trệ dùng thuốc trị thấp nhiệt (bệnh do thấp nhiệt gây nên) như thế gọi là “thông nhân thông dụng”. Hoặc điều trị chứng chân hàn giả nhiệt của chứng lý hàn biểu nhiệt, tất phải dùng thuốc ôn nhiệt để điều trị chân hàn của bệnh, như vậy gọi là “nhiệt nhân, nhiệt dụng” hoặc gọi là nhiệt trị nhiệt. Trong điều trị chứng lý nhiệt quyết nghịch, chứng nhân nhiệt giả hàn, tứ chi gía lạnh phải dùng thuốc hàn lương để điều trị chứng nhân nhiệt của bệnh, như vậy gọi là “nhân hàn, dụng hàn” hoặc gọi là lấy hàn trị hàn. Ngoài ra, khi dùng pháp chính trị để trị chứng đại hàn hoặc đại nhiệt, có khi sau khi uống thuốc vào gây buồn nôn và nôn ra thuốc (gọi là cách cự) nên thường trong thuốc đại hàn dùng một ít lượng thuốc ôn ấm hoặc uống thuốc khi còn ấm nóng. Trái lại dùng thuốc đại ôn nên cho một ít thuốc mát hoặc là phải để nguội mới uống, như thế sẽ không có hiện tượng buồn nôn hoặc nôn (cách cự) và hiệu quả điều trị được tăng cường.
QUAN HỆ GIỮA PHÂN TÍCH CỤ THỂ, TÌNH HÌNH CỤ THỂ, KẾT HỢP TÍNH NGUYÊN TẮC VÀ TÍNH LINH HOẠT VỚI XỬ LÝ CHÍNH XÁC.
Phải xem xét nhân, địa, thời.
Biến hóa khí hậu bốn mùa có ảnh hưởng nhất định đến cơ thể. Mùa hạ cơ thể hay bộc lộ để tránh nóng, ngày đông thường cơ phu kín đáo, nên cũng là cảm mạo phong hàn nhưng mùa hè không nên dùng cay ôn thái quá dễ ra nhiều mồ hôi dẫn đến biểu hư, thương tân hóa táo. Mùa đông có thể dùng thuốc cay ấm mạnh, để cho tà bệnh ra theo đường mồ hôi, gọi là “thời nhân tuyên chế”. Ở nước ta, phía Bắc hàn khi ngoại cảm phải dùng thuốc cay ấm nhiều hơn ở phía Nam, trái lại ở phía Nam thường ấm nóng đa phần nhiệt, khi cảm mạo phải dùng thuốc tân lương nhiều hơn. Người bệnh có tuổi giới tính, thể chất khác nhau. Phụ nữ liên quan nhiều đến kinh đới, thai sản, khi bị bệnh diễn biến phức tạp. Bệnh như có tạng phủ non nớt dễ chuyển biến hư thực, hàn nhiệt hoặc do yếu tố bản tạng thiên thắng, có người thiên nhiệt, thiên hàn, thiên thấp. Phải tuỳ đối tượng mà chọn thuốc và liều lượng của thuốc cho thích hợp với từng đối tượng mới thu được hiệu quả điều trị cao.
Đồng bệnh dị trị.
Tuy quy luật bệnh giống nhau nhưng phân loại cụ thể khác nhau, trên nguyên tắc điều trị phải phân biệt chi tiết. Ví dụ: cũng là hen, (háo suyễn) nhưng hen hàn phải dùng thuốc tính ôn ấm, hen nhiệt phải dùng thuốc có tính mát. Bệnh khác nhau tuy có tính đặc thù nhưng giữa chúng có cùng tính chất nên trên nguyên tắc điều trị có thể quy nạp làm một. “Tán giả thu chi, ức giả tán chi”, “táo giả nhuận chi, cáp giả hoãn chi, kiên giả nhuyễn chi… ”Ví dụ: sa dạ dày, tử cung, trực tràng sa thuận… tất cả đều do trung khí hạ hãm, về nguyên tắc đều giống nhau là bổ khí thăng đề đó là dị bệnh đồng trị. Còn như ách nghịch nôn mửa, khái thấu khí suyễn đều do chứng khí nghịch mà dẫn đến nên có thể dùng phương thuốc giáng khí giống nhau.
KẾT LUẬN
Về nguyên tắc điều trị của y học cổ truyền xưa và nay đều nhất quán phải trên tinh thần cơ bản của phép biện chứng, điều chỉnh chỉnh thể, vận dụng triệt để những quy luật phạm trù âm dương, thuộc tính ngũ hành, vận dụng nguyên tắc bổ tả gián tiếp kết hợp biểu lý với ngũ tạng, ngũ quan. Nguyên tắc bao trùm là phù chính, khứ tà, khứ là để phù chính và công bổ kiêm trị. Nắm vững mâu thuẫn chủ yếu, vận dụng linh hoạt nguyên tắc “cấp tắc trị kỳ tiêu, hoãn tắc trị kỳ bản”, tắc trị kỳ tiêu, hoãn tắc trị kỳ bản, tiêu bản kiêm trị, chính trị và phản trị. Chú ý: vận dụng dị bệnh đồng trị, đồng bệnh dị trị và nguyên tắc thời nhân địa, nhằm địa chỉ đạo tốt công tác điều trị thực tiễn trên lâm sàng bệnh.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh