Tên tiếng việt: Ô Đầu Việt Nam, Củ gấu tàu, Củ ấu tàu
Tên khoa học: Aconitum fortunei Hemsl
Tên đồng nghĩa: Aconitum kusnezoffii Reichb var bodinieri Fin. et Gagnep.
Họ: Ranunculaceae (Mao lương)
Công dụng: Tại những vùng có cây này mọc hoang, nhân dân thường hái thái mỏng ngâm rượu, dùng xoa bóp những nơi nhức mỏi, sai khớp, dập gẫy chân tay. Ta có thể chế ô đầu của ta để thay âu ô đầu.
A. Mô tả cây
Đây là một loại cỏ cao 0,6-1m, thân mọc thẳng đứng, có lông ngắn. Lá hình mắt chim. Chia thành 3 thùy, đường kính 5-7cm, thùy hơi hình trứng dài, có răng cưa ở nửa trên. Hoa lớn, màu xanh tím mọc thành chùm dày dài 5-15cm. Lá bắc nhỏ. Đài sau giống hình mũ nông. Quả có 5 đại, mỏng như giấy, dài 23mm, hạt có vẩy ở trên mặt.
B. Phân bố, thu háí và chế biến
Cây mọc hoang ở các vùng núi cao biên giới nước ta: Lào Cai (Sapa), Hà Giang, Khu Tây Bắc (Nghĩa Lộ). Thường thấy tại các savan cỏ. Hoa nở vào tháng 10-11. Rễ củ hái vào các tháng 7-10 trước khi cây ra hoa, là lúc củ có kích thước to nhất. Trước đây khi hái thường cứ để nguyên một mẩu thân dài chừng 15cm, để dễ bó lại thành từng bó 20 củ một, phơi khô. Riêng tại Nghĩa Lộ, một năm ta có thể thu mua tới vài tấn ô đầu khô. Thời Pháp những củ này được xuất sang Trung Quốc để rồi lại nhập sang ta với tên ô đầu hay thảo ô đầu. Do cách chế biến, chúng ta thấy nên xếp vào loại ô đầu.
C. Thành phần hóa học
D. Công dụng và liều dùng
Tại những vùng có cây này mọc hoang, nhân dân thường hái thái mỏng ngâm rượu, dùng xoa bóp những nơi nhức mỏi, sai khớp, dập gẫy chân tay. Ta có thể chế ô đầu của ta để thay âu ô đầu. Công dụng và liều dùng coi vị âu ô đầu.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh