ĐẠI CƯƠNG.
Khái niệm: rắn độc cắn là tình huống bất ngờ, nạn nhân hoặc thương binh lâm vào thế bị động nên phải tùy theo hoàn cảnh nạn nhân phải chủ động tự cấp cứu và cấp cứu là chính.
Tình trạng nặng nhẹ phụ thuộc vào loại rắn, liều độc, giờ độc liên quan đến đặc điểm sinh lý của từng loại rắn. Hiện nay tỷ lệ tử vong do rắn độc cắn còn rất cao. Theo thống kê của trung tâm cấp cứu rắn độc cắn tại Tây Nguyên tỷ lệ: tử vong khoảng 8 – 10% tổng số nạn nhân bị rắn độc cắn.
Triệu chứng lâm sàng có biểu hiện khác nhau phụ thuộc vào từng loại rắn.
Ở Việt Nam có khoảng 35 loài rắn, riêng rắn độc chiếm 1/4 và được xếp theo hai họ: Rắn nước (ao, hồ, biển) có Elappidae, Hydrophidae.
Ở Trung Quốc có khoảng 50 loài rắn, trong đó chủ yếu có 10 loài hay gặp là: kim hoàn sà, ngân hoàn sà, đại nhãn ảnh sà (nhãn gương sà), ngũ bội sà, qui xác hoa sà, túc diệp thanh, hải sà, diệt sà và phúc sà.
Nguyên tắc điều trị chung: ngăn chặn nọc độc, loại bỏ độc tố và ức chế độc tố.
LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ.
Rắn ao hồ và rắn biển (Elappidae, Hydrophidae):
Tại chỗ: thoảng qua triệu chứng nghèo nàn; đau nhẹ, phù nề là chính.
Toàn thân rầm rộ và nhiều khi rất nặng, nặng ngay từ giờ đầu, ngày đầu biểu hiện:
Lâng lâng khoái cảm không tự chủ.
Nôn và buồn nôn, vã mồ hôi nếu không điều trị kịp thời sẽ nhanh chóng đi vào rối loạn nhịp thở, rối loạn cơ vòng và hôn mê, ngừng tim, ngừng thở, tử vong.
Rắn lục (Vipéredae và rắn đuôi kêu Crotalidae):
Tại chỗ: đau dữ dội nhức buốt, phù nề sưng to, da biến màu tím đen, dịch thẩm lậu nhiều, đỏ hồng hoặc đỏ vàng, không điều trị kịp sẽ hoại tử sau 12h, thường da phồng rộp 2 - 3 ngày hoại thư nhiễm khuẩn loét nát.
Toàn thân: shock nếu không được điều trị tổn thương nhiều tạng phủ, sốt cao vật vã, rối loạn tiêu hoá, vô niệu, nặng hôn mê và chết.
Điều trị.
Điều quan trọng trước hết và trên hết là dự phòng đi giầy, mặc quần áo dài tay đi tất nhất là khi đi công tác ban đêm và địa hình rậm rạp mang theo hộp sơ cứu cá nhân.
Khi đã bị rắn cắn trước hết phải bình tĩnh bóp chặt chỗ bị rắn cắn nhờ đồng đội hoặc bản thân dùng ga rô cá nhân buộc chặt trên chỗ rắn cắn nhằm ngăn chặn nọc độc không cho nhiễm vào tim và cơ thể.
Loại trừ nọc độc: rạch rộng vết thương do rắn cắn 0,3 - 0,6cm, nặn máu, sát trùng tại chỗ vết thương hoặc phải giác hút liên tục, nếu có chỉ định dùng huyết thanh chống nọc rắn, tiêm dưới da quanh chỗ vết thương 1 - 2 ống.
Nếu hơn 20 phút từ khi bị rắn cắn phải tiêm 30 - 60ml vào dưới da bụng hoà lẫn với hyalurodinaza.
Trợ tim trước khi nới ga rô, cứ 15 phút nới ga rô 1 lần, mỗi lần nới 15”.
Phải phóng bế novocain gốc chi.
Nhanh chóng đưa nạn nhân về trung tâm hồi sức cấp cứu tim mạch hoặc cấp cứu rắn độc cắn.
Sau đó có thể dùng những phương thuốc hoặc cây thuốc không đặc hiệu.
Các cây thuốc mát: rau má, khoai lang, sắn dây, lá phèn đen, hoạt thạch giã nát uống với đường.
Thải độc bằng các thuốc tả hạ hoặc lợi niệu thông lâm; đại hoàng, mang tiêu, chút chít, kim ngân hoa, rễ cỏ tranh, râu mèo, cỏ lưỡi rắn, rễ dứa dại 200 - 500g/24h.
Bột thải nọc độc: hoạt thạch 45%, râu ngô 45%, bột gừng 10% trộn đều, 50g/24h + 1lít thay nước uống hàng ngày, uống liền trong 2 ngày.
THUỐC CHỮA RẮN CẮN NGHIỆM PHƯƠNG.
Theo tài liệu “Trung thảo dược thư sách” bộ đội Quảng Châu, Trung Quốc (1974).
Bài 1: lưỡng diện châm dùng lá 20g, hồng bì diệp 20g, quỉ châm thảo 30g, điền cơ hoàng 60g, hổ trượng 20g, tiểu diệp mãi ma đăng 20g. Mỗi ngày 1 thang sắc uống, chia làm hai lần; cũng có thể giã nát đắp vào quanh vết thương.
Bài 2: bán liên chi 60g, bạch hoa xà thiệt thảo 60g, nhất chi hoàng hoa 60g, độc cước kê bá (viêm diệp thiên kim đằng) 20g. Mỗi ngày 1 thang sắc uống, sáng uống 1thang, tối uống 1 thang.
Bài 3: thất diệp nhất chi hoa 12g, chám hạch liên 30g, bán chi liên 30g, bạch hoa xà thiệt thảo 30g. Mỗi ngày 1 - 2 thang, sắc nước uống.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh