1. Mô tả
2. Phân bố sinh thái
Chi Terminalia L. có 11 loài đã biết ở Việt Nam trong đó có loài bàng hôi trên.
Bàng hôi phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Nam từ Quảng Trị trở vào, gồm Quảng Trị (Làng vây), Khánh Hoà (Hòn Hèo), Gia Lai (Mang Jang, Đắk Đoa), Đồng Nai (Bảo Chảnh), An Giang (Châu Đốc), Kiên Giang (Hà Tiên),…
Bộ phận sử dụng:
Rễ, lá, hoa, nhựa, quả, chín đã được phơi khô.
3. Thành phần hoá học
4. Tác dụng dược lý
Tác dụng kháng khuẩn, kháng virus: Cả cao nước và cao ethanol đều có tác dụng ức chế vi khuẩn: Salmonella typhi và S.typhimurium.
Tác dụng chống stress: Chế phẩm bàng hôi, chiêu liêu, me rừng có tác dụng phục hồi những thay đổi do stress.
Tác dụng bảo vệ ruột: Chế phẩm bàng hôi, chiêu liêu, me rừng có tác dụng bảo vệ ruột do tổn thương methotrexate (MTX)
Tác dụng bảo vệ mạch, bảo vệ tim: Cao bàng hôi làm giảm cholesterol huyết làm giảm một phần xơ vữa ở động mạch chủ thỏ và làm giảm hàm lượng lipid ở gan và tim thỏ.
5. Tính vị công năng
Bàng hôi còn non có vị đắng chát có công năng gây xổ, khi chín có vị ngọt tính bình, có công năng bổ dưỡng, nhuận tràng, thanh nhiệt.
6. Công dụng
Quả non sắc uống gây xổ.
Quả chín được dùng chữa phù, ỉa chảy, đầy hơi, đau đầu. Ngày 3-9g sắc nước uống. Ăn nhiều nhân hạt bàng hôi sẽ gây buồn ngủ.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh