✴️ Vị thuốc Bằng lăng nước

Nội dung

Bằng lăng nước

Tên gọi khác: Tử vi

Tên khoa học: Lagerstroemia speciosa Pers.

Họ: Tử vi (Lythraceae)

Công dụng: trị tiêu chảy, dân gian trị bệnh đái tháo đường.

1. Mô tả

  • Cây to, tán lá rậm, cao 10 – 13m. Thân đôi khi mang ít gai màu nâu. Cành tròn nhẵn.
  • Lá mọc so le, hình bầu dục hoặc hình trứng rộng, dài 8 – 14 cm, rộng 4 – 7 cm, gốc tròn, đầu thuôn nhọn, hai mặt nhẵn, mặt dưới nhạt, cuống lá dài 8 mm.
  • Cụm hoa mọc ở đầu cành thành chùm dài 10 – 20 cm, hoa màu tím hồng hoặc lợ hồng; đài hình chuông có ống 1- 1,3 cm, có sống dọc, 6 thùy dày hình tam giác; 6 cánh hoa xòe rộng, có móng ngắn; nhị nhiều định ở gốc đài, bao phấn hình mắt chim giới hạn bởi một trung đới tròn, rộng; bầu nhẵn, 6 ô.
  • Quả nang, hình trứng, dài 3,5 cm, rộng 3 cm, có đài tồn tại, khi chín nứt làm 6 mảnh; hạt nhiều có cánh mềm.

2. Phân bố, sinh thái

Chi bằng lăng (Lagertroemia L.) có khoảng 20 loài ở Việt Nam, phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Nam với khí hậu nhiệt đới điển hình.

Cây được trồng rộng rãi ở các đường phố, công viên hay quanh làng bản ở hầu hết các tỉnh, thành phố.

Bộ phận dùng:

Vỏ, lá và quả

3. Thành phần hoá học

Lá, quả và vỏ chứa tanin với hàm lượng theo thứ tự: 12,8 – 13,3%, 14,3 – 17,3% và 10%. Lá và quả dùng để chế cao tanin.

Rễ, thân và lá chứa acid hydrocyanic.

  • Nhiều bộ phận của cây chứa một hoạt chất tương tự insulin có tính hạ đường huyết với hoạt tính 440 đơn vị insulin/g. Hoạt chất có nồng độ tối đa ở là và quả chín dạng tươi [The Wealth of India, VI, 1962].
  • Lá còn có alanin, isoleucin, acid aminobutyric và methionin (Võ Văn Chi, 1997, Compendium of Indian Medicinal Plants 1, 1999), lageracetal, alcol amylic, β – sitosterol, acid ellagic, lagertanin (acid 3,4 – dioxymethyl – 4 – 0 glucosylellagic) và acid 3 – 0 – methylellagic Compendium of Indian Medicinal Plants II. 1999), lageracetat alcol amylic, B acid ellagic, lagertanin (acid 3, 4 – dioxymethyl – 4′-0-β-D- glucosylellagic) và acid 3 – 0 – methylellagic Compendium of Indian Medicinal Plants. II. 1999)

4. Tác dụng dược lý

Thử nghiệm các cao này về tác dụng hạ đường máu và chống đái tháo đường trên chuột nhắt trắng bằng cách cho uống.

  • Bột cao nước lá hoặc cao lá bằng lăng nước không chứa tanin đã thể hiện tác dụng hạ đường máu và chống đái tháo đường có ý nghĩa.
  • Đã nghiên cứu tìm thấy các chất có tác dụng kích hoạt sự vận chuyển glucose trong bằng lăng nước, một thảo dược địa phương ở Philippin dùng trị đái tháo đường.
  • Sự chiết tach phân đoạn được định hướng bởi thử nghiệm sinh học của cao chiết với nước – aceton từ lá bằng lăng nước đã cho 3 ellogitanin có hoạt tính là: largerstroemin, florin B và reginin A. Các hợp chất này kích hoạt và làm tăng sự thu nhận glucose bởi các bào mỡ chuột cống trắng, và có thể chịu trách nhiệm về tác dụng hạ đường máu của bằng lăng nước.

Các cao chiết xuất với ether dầu hỏa và ethyl ether từ lá bằng lăng nước có tác dụng chống viêm, vì cao ethanol từ lá có tác dụng lợi tiểu trên chuột nhắt trắng. Cao chiết xuất với ethanol 50% từ cây bỏ rễ của bằng lăng nước có hoạt tính hạ huyết áp và hoạt tính kháng virus bệnh Ranikhet trên thực nghiệm.

5. Tính vị, công năng

  • Hạt bằng lăng nước có tác dụng gây ngủ.
  • Vỏ cây và lá có tác dụng trị tiêu chảy.
  • Rễ có tác dụng làm se, kích thích và hạ nhiệt.

6. Công dụng

Quả bằng lăng nước được dùng ngoài để đắp trị bệnh áp – tơ ở miệng. Vỏ thân dưới dạng thuốc hãm trị tiêu chảy.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top