1. Miêu tả
- Cây nhỏ, mọc thành bụi, cao vài mét. Thân và cành mảnh, có cạnh, nhẵn hoặc có ít lông. Lá mọc so le, hình mác, dài 6 – 13 cm, rộng 2 – 5 cm, gốc tròn, đầu nhọn, mép khía răng đều, hai mặt có lông hoặc nhẵn, mặt trên xanh sẫm, mặt dưới trắng nhạt, gân gốc 3; cuống dài 1–2 cm, hơi có lông; lá kèm tồn tại, màu hung.
- Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùy, gồm nhiều hoa nhỏ đơn tính cùng gốc hoặc khác gốc, có khi lưỡng tính, hoa đực hẹp có lông ngắn, 4 lá đài, 4 nhị; hoa cái rộng, có bao hoa hình thoi phủ lông ngắn, cứng, bầu hơi có khía.
- Mùa hoa quả: tháng 6 – 8.
2. Phân bố, sinh thái
- Bọ mắm rừng phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Châu Á, gồm Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Lào, Nam Trung Quốc và Việt Nam. Ở Việt Nam, bọ mắm rừng phân bố phổ biến ở các tỉnh miền núi phía bắc, từ Lạng Sơn đến Thừa Thiên Huế. Cây cũng gặp ở một số vùng núi có độ cao khoảng 1000 m trở lên ở các tỉnh Lâm Đồng, Kon Tum và Quảng Nam.
- Bọ mắm thuộc loại cây bụi ưa sáng, ưa ẩm, thường mọc ở ven rừng (nhất là rừng núi đá vôi), trên mương rẫy đã bỏ hoang ở chân đồi, nơi gần nguồn nước. Cây ra hoa quả nhiều, sau khi bị chặt, phần còn lại có khả năng tái sinh khỏe. Ở Ấn Độ và Malaysia, người ta thường hái lá non làm rau ăn, vỏ thân cho sợi hoặc dùng làm dây buộc.
3. Bộ phận dùng
Toàn cây.
4.Tính Vị, công năng
Bọ mắm rừng có vị ngọt, tính mát, có tác dụng lương huyết, trừ thấp, lợi tiểu, cầm máu.
5. Công dụng
Cành lá bọ mắm rừng được dùng làm thuốc lợi tiểu, chữa ho lâu năm, sởi và thiếu máu ở phụ nữ. Sau khi đẻ. Ngày dùng 10 – 25 g cành lá khô sắc uốոց: Dùng ngoài, 30-50g cây tươi nấu nước tắm.
Ở nhiều Vùng Đông Nam Á, lá và thân nghiền nát của nhiều loài Pouzolzia được dùng đắp trị các mụn lở và loét. Ở Java, nhân dân dùng nước sắc rễ bọ mắm Từng chữa Các chứng chảy máu và nước hãm rễ chữa nôn ra máu. Ở Ấn Độ, lá bọ mắm rừng được dùng làm rau ăn, với tác dụng làm dễ tiêu, và uống nước hãm rễ trị chảy máu.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp