1. Mô tả
2. Phân bố, sinh thái
Euonymus Tourn. Ex L. là một chi có số loài lớn nhất trong họ Celastraceae, ở Việt Nam hiện đã biết tới 17 loài và 1 thứ (var.), riêng về tên khoa học chính thức của loài chân danh tàu (E. chinensis Lindl.) theo Nguyễn Tiến Bân (2003) cần phải kiểm tra thêm.
Trên thế giới, loài này đã ghi nhận được ở Trung Quốc và Lào. Ở Việt Nam, cây phân bố rải rác ở một số tỉnh miền núi từ Quảng Bình trở vào Quảng Bình (Tuyên Hóa), Thừa Thiên Huế (Bạch Mã), Đà Nẵng (Bà Nà), Khanh Hoà (Ninh Hoà ), Ninh Thuận (Cà Ná), và Đk Lắk (Đắk Min). Có tài liệu ghi phân bố ở Ninh Bình, nhưng không nói cụ thể.
Chân danh thu là loại cây bụi hoặc gỗ nhỏ, trung sinh. Cây ưa sáng, nên thường thấy trong các kiểu rừng thứ sinh, đồi cây bụi hay ở ven rừng kim thường xanh.
Bộ phận dùng:
Vỏ cây.
3. Thành phần hoá học
Loài chân danh tàu chưa được nghiên cứu về thành phần hoá học.
4. Tính vị, công năng
Vỏ rễ và thân cây chân danh tàu vị hơi cay, chát, tinh bình, có công năng thư cân loạt lạc, cường tráng gân cốt.
5. Công dụng
Vỏ thân và vỏ rễ chân danh thu được dùng chữa phong thấp, đau nhức xương, đau vùng thắt lưng, mỏi gối, đòn ngã tổn thương, vết thương chém chặt. Còn được dùng chữa viêm thận, thận hư liệt dương, tê phù, cao huyết áp, trẻ em tê liệt. Ngày 4 – 12g sắc nước uống.
Để điều trị gãy xương kín, đòn ngã tổn thương, vết chém chặt lấy lá và vỏ tươi, giã nát, đắp hoặc bị chặt lại. Có thể dùng lá và vỏ khô, nghiền thành bột, chiêu với nước làm thành bánh rồi đắp bỏ lại.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh