Tên tiếng Việt: Cỏ tranh, Bạch mao căn, Nhả cà, Lạc cà (Tày), Gan (Dao), Đia (Kdong)
Tên khoa học: Imperata cylindrica (L.) Raeusch.
Họ: Poaceae (Lúa)
Công dụng: Giải độc, giải nhiệt, lợi tiểu, ho gà (Thân rễ sắc uống).
A. Mô tả cây
- Cây cỏ tranh là một loại cỏ sống dai, thân rễ khoẻ chắc, thân cao 30-90cm, lá hẹp dài 15-30cm, rộng 3-6mm, gân lá ở giữa phát triển, ráp ở mặt trên, nhẵn mặt dưới, mép lá sắc. Cụm hoa hình chuỳ nhưng hình bắp dài 5-20cm màu trắng bạc, bông nhỏ phủ đầy lông nhỏ mềm, rất dài.
- Mọc hoang ở khắp nơi ở nước ta.
B. Thành phần hóa học
Thân rễ chứa các biphenyl ether cylindol, các phenol imperanen, sesquiterpen, cylindren, lignan, các loại đường (saccharose, glucose, fructose, xylose); các axít hữu cơ (acid oxalic, acid malic)... Hoạt chất của rễ cỏ tranh có tác dụng kháng khuẩn lợi niệu.
C. Công dụng và liều dùng
- Tính chất theo tài liệu cổ: Bạch mao căn có vị ngọt tính hàn, hoa có vị ngọt tính ôn. Vào ba kinh tâm, tỳ, vị, có tác dụng trừ phục nhiệt, tiêu ứ huyết, lợi tiểu tiện, dùng chữa nội nhiệt phiền khái, tiểu tiện khó khăn, đái ra máu, thổ huyết, máu cam.
- Rễ cỏ tranh có tác dụng thông tiểu tiện và tẩy độc cơ thể. Còn dùng chữa sốt nóng, khát nước, niệu huyết, thổ huyết.
- Liều dùng 10-40g dưới dạng thuốc sắc
Đơn thuốc có cỏ tranh
- Chè lợi tiểu: Râu ngô 40g, xa tiền 25g, rễ cỏ tranh: 30g, hoa cúc 5g, tất cả thái nhỏ, trộn đều. Mỗi lần cân 50g pha thành 0,75 lít chia uống trong ngày vào lúc khát
- Trẻ em 6-14 tuổi, ngày cân 25g pha với 350ml chia uống trong ngày vào lúc khát
- Như thần thang (Thánh huệ phương) chữa phổi nóng, hen có cử: sinh mao căn sắc uống lúc còn nóng vào sau bữa ăn
- Ma căn, chữa đái ra máu: bạch mao căn, khương than, thêm mật ong trắng, sắc uống
-
Chú thích:
Lá non dùng cho trâu, bò, ngựa ăn rất tốt. Lá già dùng để lợp nhà.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp