Chi Cestrum L. hiện có 2 loài ở Việt Nam, đều là cây nhập trồng làm cảnh, đó là dạ hương hoa trắng hoặc lục nhạt và dạ hương hoa tím hồng (C. elegans (Brongn.) Schlechter) (Nguyễn Tiến Bân, et al., 2005).
Dạ hương có nguồn gốc từ vùng Nam Mỹ, không rõ được nhập trồng vào Việt Nam từ khi nào. Hiện nay, cây được trồng rải rác trong nhân dân hay các nơi công cộng và đình, chùa.
Dạ hương là loại cây ưa sáng, ưa ẩm, sinh trưởng mạnh trong mùa xuân – hè. Cây ra hoa nhiều hằng năm, hoa nở về đêm và có mùi thơm.
Bộ phận dùng: Lá.
Qua quá trình sinh trưởng, cây dạ hương mọc Việt Nam chứa saponin steroid (5,24% ở hoa, 4,50% ở lá, 4,25% ở rễ) 4,11% ở phần trên mặt đất.
Cao chiết nước từ cây loại bỏ rễ của dạ hương đã thể hiện hoạt tính hạ huyết áp trên huyết áp bình thường và trên đáp ứng tăng huyết áp với adrenalin và đáp ứng hạ huyết áp với acetylcholin và histamin.
Có tác dụng ức chế co thắt hồi tràng cô lập chuột lang gây bởi acetylcholin clorid, histamin acid phosphat, hoặc bari clorid, và có tác dụng lợi tiểu.
Đã khảo sát hoạt tính kháng nấm và kháng khuẩn của cao chiết giàu flavonoid và cao nước cô đặc sau khi đã loại bỏ flavonoid của dạ hương.
Cao nước cô đặc không có hoạt tính kháng các vị sinh vật thử nghiệm trong khi cao chiết giàu flavonoid có cả hoạt tính kháng nấm và kháng khuẩn đối với nhiều vi sinh vật thử nghiệm. Kiểu hoạt tính kháng khuẩn mà cao chiết giàu flavonoid thể hiện, tức là có tác dụng ức chế các vi khuẩn Gram – dương mà không ức chế các vị khuẩn Gram âm, gợi ý về hoạt tính kháng khuẩn có chọn lọc. Các flavonoid được chứng minh là chỉ có hoạt tính ức chế các nấm, là: Aspergillus flavus và Candida albicans
Lá dạ hương có thể có độc tính, được dùng trị kinh phong.
Ở Indonesia, hoa dạ hương có trong thành phần một thuốc phức hợp dùng điều trị các rối loạn tâm thần.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh