Chi Tinospora Miers. ở Việt Nam đã biết có 5 loài, 4 loài trong số đó là cây thuốc. Song loài dây thần thông kể trên hiện mới biết về phân bố rất hạn chế, bao gồm Ninh Bình, An Giang, Cần Thơ nên những hiểu biết khác về mặt sinh học cũng chưa được đầy đủ. Về phân bố trên thế giới của dây thần thông mới ghi nhận được ở Ấn Độ và Trung Quốc.
Đây là loài cây mang tính chất nhiệt đới, ưa sáng, rụng lá vào mùa khô và ra hoa trước hoặc đồng thời với mọc lá non. Tái sinh tự nhiên chủ yếu bằng hạt và có khả năng mọc chồi sau khi chặt.
Cần đi sâu điều tra, nghiên cứu thêm về các đặc điểm sinh học của cây thuốc này ở Việt Nam.
Bộ phận dùng:
Thân và rễ.
Thân và rễ dây thần thông chứa các nhóm chất chính sau đây: các chất đắng: columbin, chasmanthin, palmarin, tinosporin, acid tinosporic, một glycosid đắng có tên là giloin. Các glycosid không đắng như: giloinin, tinocordifoliosid, tinocordifolin, tinosposid, tinosporasid, cordifolid, tinocordiosid (Trung dược đại từ điển, 1993).
Ngoài ra còn chứa berberin (The Wealth of India, 1976) phytosterol: ginosterol, các glucosid của siringin và các chất khác như: tinosponon, tinosporid, picroretin, magnoflorin, tembetarin, epimer của 6 – hydroxyarcangelisin và arabinogactan có tác dụng miễn nhiễm (Phạm Hoàng Hộ, 2006).
Thân và lá còn chứa tinh dầu và acid béo.
Cao chiết dây thần thông được cho chuột nhắt trắng gây đái tháo đường bằng streptozotocin uống trong 30 ngày, đã thể hiện tác dụng hạ glucose huyết, dự phòng chứng đa niệu, và dự phòng sự tăng nồng độ albumin trong nước tiểu ở chuột điều trị so với ở chuột đối chứng đái tháo duròng (Grover J.K. et al., 2001).
Cao thần thông tăng khả năng thực bào và diệt vi khuẩn của bạch cầu trung tính tăng lên, vì vậy dây thần thông có vẻ tác động do làm tăng khả năng đề kháng của cơ thể chủ [de Padua L.S. et al. 1999: 479 – 483).
Kết quả đạt được với 26 bệnh nhân ung thư vú được điều trị bằng hóa trị liệu đồng thời với một cao nước chuẩn hóa dây thần thông qua 6 chu kỳ cho thấy các tác dụng không mong muốn xảy ra ít hơn ở nhóm điều trị với cao dây thần thông.
Tác dụng của dây thần thông được thử nghiệm trên độ thấm thủy lực của nước khi có mặt muối mật trong mô hình vận chuyển ở tế bào. Đã nhận xét thấy trị số của độ thấm thủy lực giảm xuống khi có mặt dây thần thông và muối mật.
Cao chiết từ dây thần thông làm giảm độc tính gây bởi gốc tự do và ức chế sự peroxy hoá lipid và sự sinh các gốc superoxyd và hydroxyl in vitro. Làm giảm các tác dụng không mong muốn của cyclophosphamid ở chuột nhắt trắng, thể hiện ở số đếm toàn bộ bạch cầu, tế bào tuỷ xương và tế bào dương tính với esterase.
Bột dịch ép thân dây thần thông với liều 50 – 200 mg/kg gây ức chế một cách phụ thuộc vào liều phụ bàn chân huột cống trắng gây bởi carragenin và histamin. Tác dụng có thể so sánh được với thuốc ức chế cyclooxygenase chuẩn Ibuprofen 100 mg/kg và tỷ lệ % bảo vệ là 63,41% và 65,78%, tương ứng (Reddy G.D. et al., 2003).
Dây thần thông có tác dụng chống dị ứng thể hiện ở hoạt tính làm giảm co thắt phế quản ở chuột lang, giảm độ thấm mao mạch ở chuột nhắt trắng và giảm số lượng dưỡng bào bị vỡ ở chuột cống trắng (Williamson E.M. et al., 2002: 302 . 304].
Dây thần thông có vị rất đắng, tính hàn, có tác dụng hạ sốt, tiêu tích trệ, tiêu huyết ứ, tán ung độc, lợi tiểu, thông kinh, lợi tiêu hóa.
Dây thần thông được dùng chữa sốt, sốt rét, viêm họng, đầy hơi, táo bón, bế kinh, kinh nguyệt không đều. Còn trị thấp khớp, đái tháo đường, làm thuốc bổ đắng giúp cho tiêu hóa dễ.
Liều dùng chữa sốt rét: ngày uống 1-2g cao dưới dạng viên. Thân cây, ngày uống 2-3g dưới dạng thuốc bột, 4-8g dưới dạng rượu thuốc.
Dây thần thông dùng ngoài giã đắp hoặc sắc lấy nước rửa các vết loét.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh