Bộ phận dùng:
Hạt già thường gọi nhầm là quả, hình thận, màu đen, dài 3 – 4 cm.
Độc biển đậu có physovenin, physostigmin (eserin) 0,5%.
Độc biển đậu rất độc, gây liệt chi dưới và chết do bị ngạt, và với liều lớn gây liệt tim. Alcaloid physostigmin là hoạt chất chính của cây độc biển đậu [Krisnamurthi A. et al., 1969: 41 – 42].
Physostigmin là chất làm mất hoạt tính của acetylcholinesterase, là enzym có chức năng trung hoà acetylcholin được giải phóng và do đó kìm hãm sự phân huỷ acetylcholin, dẫn đến kéo dài thời gian tác dụng và hiệu lực của acetylecholin tiết ra. Nó có tác dụng làm giảm sự ức chế cơ hộ hấp bởi curar và đối kháng với các thuốc giãn cơ tác dụng ngoại vi [Bộ Y tế, 2002: 721 – 723].
Physovenin là một alcaloid khác của độc biển đậu cũng có tác dụng ức chế acetylcholinesterase (Morales – Rios M.S et al., 2002).
Physostigmin được dùng để điều trị chứng mất trương lực ruột và bàng quang, bệnh nhược cơ, và để giải độc khi dùng quá nhiều thuốc dãn cơ kiểu curar.
Ở Ấn Độ, physostigmin salicylat được dùng trong nhãn khoa để làm giảm nhãn áp trong điều trị bệnh tăng nhãn áp và để hiệu chỉnh sự giãn đồng tử gây bởi các thuốc giãn đồng tử. Nó được dùng để điều trị sự căng trưởng và mất trương lực của ruột hoặc bàng quang và trong ngộ độc atropin [Krishnamurthi A. et al., 1969: 41 – 42).
Ở Jordani, nhân dân dùng độc biển đậu để trị bạn và bệnh ngoài da (Lev E., 2002). Trong y học dân gian Cameroon, độc biển đậu được dùng trị sốt do thấp khớp (Sandberg E. et al., 2005).
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh