✴️ Vị thuốc Gừng dại

Nội dung

Tên tiếng Việt: Gừng dại, Gừng tía

Tên khoa học: Zingiber eberhardtii Gagnep.

Họ: Zingiberaceae (Gừng)

Công dụng: Thấp khớp, lỵ (Thân rễ).

A. Mô tả cây 

  • Cây thảo, cao 2m, có thân rễ lớn hơn củ gừng, màu lục vàng , mùi nồng tựa hạt tiêu. Lá không cuống, hình thuôn mũi mác, gốc lá tròn, đầu thóp nhọn, mặt trên nhẵn, mặt dưới hơi có lông như bột. Phiến lá dài tới 40cm, rộng 3,5cm, lưỡi bẹ dạng vẩy mỏng, lá có khía, có lông
  • Cánh hoa có lông, dài trung bình 15-25cm vẩy có lông ở gốc, hình mũi mác, không lợp lên nhau, cụm hoa hình thoi, nhiều hoa, dài khoảng 11cm, rộng 4-6cm, lá bắc lợp lên nhau, mép màu tía, hoa mau tàn, tràng có ống không vượt quá các lá bắc, thuỳ hẹp dài. Bao phấn ngắn hơn cánh môi, trung đới dài và mềm yếu. Cánh môi hình tròn chẻ sâu, màu vàng nhạt, có thuỳ bên do nhị ép tạo thành. Bầu có lông. Mùa hoa: tháng 7-8, quả: tháng 7-9

B. Phân bố, thu hái và chế biến 

  • Cây mọc hoang dại ở vùng núi Ba vì (thuộc Hà Nội). Có nhiều ở các tỉnh miền Nam.
  • Được khai thác và sử dụng với tên zorong (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định)
  • Còn thấy ở Thái lan (mang tên Phlai), Ấn độ, Malaixia
  • Nhân dân thu hái thân rễ, đem về rửa sạch, thái mỏng phơi hay sấy khô làm thuốc

C. Thành phần hoá học 

  • Năm 1979 trạm nghiên cứu dược liệu Nghĩa Bình đã cất từ thân rễ tươi của gừng dại được 0,5-0,8% tinh dầu. từ thân rễ quy ra khô kiệt được 4-5% tinh dầu. tinh dầu màu vàng nhạt, sánh, mùi thơm. Để ở nhiệt độ phòng thí nghiệm sau 5 ngày tinh dầu có khoảng 50-70% tinh thể, nếu để tinh dầu ngay vào tủ lạnh thì chỉ 2 giờ sau kết tinh. Tinh thể màu trắng đục, mùi nồng, vị nhạt, không tan trong nước lạnh, tan trong nước ấm rồi nổi lên mặt nước, để lạnh sẽ kết tinh trở lại, tan hoàn toàn trong dung môi hữu cơ.
  • Theo M.Lawrence J.W. Hogg và St. J Terhune (Riechstoffe, Aromen, Korper-flegenmittel 20, 261, 1970-Miltitzer Berrichte, 1971, 48) tinh dầu cất từ thân rễ gừng dại ở Thái Lan có tỷ trọng D20 0,894, αD20 33036’, µD20 1,489. Bằng sắc ký khí và phổ hồng ngoại đã xác định được 2,5% αpinen, 0,1% camphen, 2,1% βpinen, 33,4% sabinen, 1,6% myrxen, 4,8% αtecpinen, 0,7% limonene, 1,1% 1-8 xineol, 9% γtecpinen, 2,1% p-cymol, 2,1% tecpinolen, 0,6% trans-sabinenhydrat, 0,5% trans-p-menthen-2-33,3% tepinenol (4), 0,5% cis-piperitol, 4,3% một αtecinylaxetat, 0,2% cis-piperitol, 4,3% một thành phần chưa xác định được.
  • Năm 1971, T.E Csey, J.Dougan W.S. Matthews và J. Nabney (Tropical Sc 13, 199 Miltitzer Berichte 1972, 60) nghiên cứu tinh dầu cất từ thân rễ gừng dại Thái Lan thu được 0,55% tinh dầu màu vàng nhạt, mùi thơm hơi cây, với tỷ trọng d20 0,895, αD203302, η201,489, tan trong 4,6 phần cồn 800, với 36,5% ancol toàn phần, (C10H18O) trong đó có khoảng 35% tecpinenol –(4). Ngoài ra còn xác định một số myrxen, αtecpinen, limonene, tecpinen, P-cymol và tecpinolen và một số thành phần chưa xác định.
  • Năm 1975 (Internal Flavours 6, 136 1936-Miltizer Beriche 1975, 70) D.M. Baker và J.Nabney đã tách được từ tinh dầu gừng dại Thái Lan chất 1-(3,4-dimetoxyphenyl) butadiene (2,4). Chất naỳ đã được T.E Casey J Dougan W.S Matthews và J. Nabney xác định (Vgl, Tropical Sc. 13, 199 1971)

D. Công dụng và liều dùng 

  • Cây này hầu như chưa thấy sử dụng ở miền Bắc nước ta. Dân tộc Bana huyện Tây sơn tỉnh Bình Định rất hay dùng thân rễ gừng dại với tên “ngải” “zorong” để chữa lỵ mãn tính.
  • Nhân dân Malaixia dùng thân rễ cho trẻ con để tẩy giun và cho phụ nữ sắc uống sau khi đẻ. Thân rễ ngâm trong rượu dùng xoa bóp bụng cho phụ nữ sau sinh. Người ta còn dùng chữa thấp khớp, đau nhức và những trường hợp viêm tấy.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top