✴️ Vị thuốc Hồi đầu thảo

Tên tiếng Việt: Hồi đầu thảo, Cỏ vùi đầu, Củ điền thất, Vạn bốc, Vùi sầu, Bơ pỉa mển (Thái), Mằn tảo láy, Hổi thẩu (Tày), Thủy điền thất

Tên khoa học: Tacca plantaginea (Hance) Drenth

Họ: Taccaceae

Công dụng: Thuốc bổ dạ dày, lỵ, lòi dom, tê thấp, cầm máu, giải độc, điều kinh, giảm đau (Rễ).

A. Mô tả cây 

Cây thuộc thảo, sống hằng năm, cao 0,5-0,8m, mọc thành từng bụi. Lá giống hệt lá nghệ. Thân rễ phình to, dẻo, thịt màu vàng nâu, mùi thơm hăng như nghệ.

B. Phân bố, thu hái và chế biến 

  • Hồi đầu thảo mọc hoang ở rừng núi hoặc trồng trong vườn, thường ưa mọc ở những nơi ẩm thấp, ven bờ suối.
  • Các tỉnh Cao bằng, Lạng sơn, Hà giang, Tuyên quang, Bắc cạn, Thái nguyên, Lào cai đều có. Tuy nhiên việc khai thác còn ít.
  • Đào lấy củ (thân rễ) rửa sạch, thái mỏng, phơi hay sấy khô. Khi dùng sao vàng mà tán bột sắc uống.

C. Thành phần hoá học 

Trong Hồi đầu thảo có từ 1,12-1,14% diosgenin (Phạm Kim Mãn, 1976, Hà Nội)

D. Công dụng và liều dùng 

  • Hồi đầu thảo hiện còn là một vị thuốc dùng trong phạm vi nhân dân để giúp sự tiêu hoá, đau bụng ỉa chảy, sốt vàng da, phụ nữ kinh nguyệt không đều, thần kinh suy nhược, đau các dây thần kinh, huyết áp cao. Mỗi ngày dùng 4-20g dưới dạng thuốc sắc
  • Có thể ngâm rượu uống
  • Đơn thuốc có vị hồi đầu thảo

1. Đơn thuốc chữa huyết áp của phụ nữ:

Hồi đầu thảo 1,2g, hương phụ 18g, nước 300ml. sắc còn 200ml chia ba lần uống trong ngày.

2. Chữa bị thương sưng tấy va mụm nhọt:

Dùng củ Hồi đầu và cả cây, giã tươi chế thêm nước hay giấm, vắt lấy nước cốt uống, lấy bã đắp vào chỗ đau (Lương y Lê Trần Đức)

3. Chữa đau dạ dày, viêm tá tràng, ăn kém tiêu, đại tiện phân cứng, đau tức vùng thượng vị, mỏ ác, viêm gan mạn tính:

Bột Hồi đầu 6-10g mỗi ngày. Kiêng dùng giấm và rượu.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top