✴️ Vị thuốc Ngũ gia bì

A. Mô tả cây

  • Ngũ gia bì là một cây nhỏ, rất nhiều gai, cao chừng 2-3m.
  • Lá mọc so le, kép chân vịt có từ 3-5 lá chét phiến lá chét có hình bầu dục hay hình hơi thuôn dài, phía cuống hơi thót lại, đầu nhọn, mỏng, mép có răng cưa to, cuống lá dài từ 4-7cm.
  • Hoa mọc khác gốc, thành hình tán ở đầu cành. Đầu mùa hạ ra hoa nhỏ màu vàng xanh. Quả mọng, hình cầu, đường kính chừng 2,5mm khi chín có màu đen.

B. Phân bố, thu hái và chế biến

  • Ngũ gia bì mọc hoang ở nhiều tỉnh miền Bắc nước ta, hay gặp nhất là ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Sapa (Lào Cai), Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hoà Bình, Hà Tây, Tuyên Quang. Có mọc ở Trung Quốc (Quảng Châu, Tứ Xuyên).
  • Thường đào cây vào mùa hạ hay mùa thu, lấy rễ, bỏ gỗ, lấy vỏ phơi khô là được. Khi dùng để sống hoặc sao vàng sắc uống.
  • Vị thuốc thường là những cuộn ống nhỏ, dài ngắn không đều, dày chừng 1mm, vỏ ngoài màu vàng nâu nhạt, hơi bong có những nếp nhăn, bì khổng dài, mặt trong màu xám trắm, dai, mặt phẳng có những điểm vàng nâu. Mùi không rõ.

C. Thành phần hoá học

  • Loại ngũ gia bì của ta chưa thấy tài liệu nghiên cứu.
  • Loại ngũ gia bì của Trung Quốc hái ở cây nam ngũ gia bì hay thích ngũ gia bì, hoặc xuyên gi bì-Acanthopanax gracilistylus W.W Smith, cùng họ, có chứa một chất thơm là 4 métoxysalixylandehyt và một số axit hữu cơ
  • Trong rễ và thân cây Eleutherococcus senticosus Maxim, Acanthopanax senticosus (Rupr. et Maxim) Harms có chứa nhiều heterozit: rễ chứa 0,6-0,9%, thân chứa 0,6-1,5%. Trong những heterozit cóeleutherozit α hay β sitostcrol glucozit C35H60O6, eleutherozit B hay syringing C17H24O9.H2O, eleutherozit B1 C17H20O10, eleutherozit C C8H16O6, ngoài ra còn có eleutherozit D và E, cả hai đều là glucozit của syr ingaresinol hay dilirioresinol B C22H26O8 với vị trí sắp xếp khác nhau, eleutherozit F và G (C.A 1965, 62, 16630a và C.A 1969, 71, 1693n). Tỷ lệ những heterozit có trong rễ đã xác định được như sau: A, B, C, D, E, F và G là 8:30:10:12:4:2:1 (c.a 1965, 62, 16630a). trong vỏ rễ và thân eleutherozit B có nhiều hơn, trong vỏ thân và thịt quả thì heterozit A, C, E và B nhiều hơn (C.A 1971,74,1080r). tác dụng của heterozit so với một số heterozit trong nhân sâm có những điểm giống nhau
  • Rễ còn chứa eleutherozit I, K, L và M (C.A 1972, 76, 59965r và Index Chemicus, 1972, 45, 190217) cùng với senticozit A, B, C, D, E và F có genin là axit oleanic (C.A, 1970, 73 12774 le, C.A 1972, 76, 70053n).
  • Trong rễ loài ngũ gia bì Acanthopanax sessiliflorus (Rupr et Maxim) Seem.

D. Công dụng và liều dùng

Đông y coi ngũ gia bì là một vị thuốc có tác dụng mạnh gân cốt, khử phong hoá thấp chủ trị đau bụng, yếu chân, trẻ con lên 3 tuổi chưa biết đi, con trai âm suy (dương sự bất cử), con gái ngứa âm hộ, đau lưng, tê chân, làm mạnh gân cốt. tăng trí nhớ, ngâm rượu uống rất tốt. theo tài liệu cổ: ngũ gia bì vị cay, tính ôn vào 2 kinh can và thận. Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu

  • Đơn thuốc có ngũ gia bì: Rượu ngũ gia bì: Ngũ gia bì sao vàng 100g, rượu 1 lít. Ngâm trong 10 ngày, thỉnh thoảng lắc đều. ngày uống một cốc con vào buổi tối trước bữa cơm chiều, chữa đau người, đau lưng, đau xương.
  • Đơn thuốc dùng cho phụ nữNgũ gia bì, mẫu đơn bì, xích thược, đương quy, mỗi vị 40g. tán nhỏ. Ngày uống hai lần, mỗi lần 4g chữa những người phụ nữ bị lao lực, bị mệt mỏi, hơi thở ngắn, sốt, ra nhiều mồ hôi, không muốn ăn uống

Chú thích:

Tên ngũ gia bì còn dùng để chỉ nhiều vị thuốc khác nhau, cần chú ý để tránh nhầm lẫn

  1. Ngũ gia bì nhập của Trung Quốc; bản thân những vị này lại chia ra:

    – Nam ngũ gia bì- cortex acanthopanacis giracilistyli-là vỏ rễ phơi khô của cây tế trụ ngũ gia bì acanthopanacis gracilistylus W.W Smith thuộc họ ngũ gia bì (Araliaceae). Cây này chưa thấy ở nước ta

    – Hồng mao ngũ gia bì: cortex acanthopanacis giraldii-là vỏ rễ phơi khô của cây hồng mao ngũ gia bì Acanthopanax giraldi Harms cùng họ d. Một số cây Acanthopanax khác cũng được dùng ở Trung quốc trong đó cây của ta Acanthopanax trifoliatus (L) Merr

  2. Liên xô cũ nghiên cứu và khai thác một loại ngũ gia bì Acanthopanax senticocus tên dùng phổ biến ở Liên xô cũ là Eleutherococcus sentocosus Rupr. et Maxim. Theo nghiên cứu của I.I.Brekhman cây này tốt hơn nhân sâm một số điểm như có nhiều tác dụng không phụ thuộc vào mùa.
  3. Tại Việt Nam ngoài cây nói trên còn dùng với tên ngũ gia bì các vị thuốc sau đây:
  • Vỏ cây chân chim Vitex heterophylla Roxb (Vitex quinata Williams) còn gọi là cây mạn kinh thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae). Cây cao chừng 25m, cành hơi hình vuông. Lá kép chân vịt gồm 3 -5 lá chét, mặt trên trắng, mặt dưới vàng, có những hạch nhỏ, lá chét hai bên nhỏ hơn lá chét ở giữa. Hoa vàng nhạt, môi dưới trắng, mọc thành chuỳ ở đầu cành. Quả hạch, hình lê, màu đen xám, có đài tồn tại. cây này mọc nhiều vùng rừng núi miền Bắc, nhiều nhất ở vùng Hoà Bình. Nhân dân dùng vỏ sắc uống hay ngâm rượu vì cho rằng vị thuốc làm cho ăn ngon hơn, dễ tiêu
  • Lá và cành cây đùm đũm hay ngấy chĩa hay ngũ gia bì hoặc đũm hương (Rubus cochinchinensis Tratt.; Rubus fruticosus Lour. thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae).

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top