✴️ Ăn gì mau lành vết thương?

Quá trình chữa lành vết thương

Quá trình chữa lành vết thương khá phức tạp vì chúng liên quan đến nhiều giai đoạn.

Thời kỳ viêm nhiễm

Trong giai đoạn này, cần có sự co thắt đầu tiên của mạch máu để đảm bảo cho việc ngưng chảy máu.

Sau giai đoạn này, các prostaglandin (các a-xít béo không bão hòa ở các mô) và histamine (một amin sinh học, có trong tế bào bạch cầu, hoạt động như một chất dẫn truyền thần kinh) trong máu sẽ bắt đầu quá trình làm các mạch máu mở rộng nhằm gia tăng lượng máu chảy đến các vết thương.

Thời kỳ sinh sản

Đây là giai đoạn hình thành một ‘ma trận’ các tế bào da vá máu mới. Các nguyên bào sợi được hình thành, giúp sản sinh ra collagen. Quá trình này được thực hiện bởi các chất dinh dưỡng như các a-xít lactic, a-xít ascorbic và những nhân tố phát triển với sự hiện diện của lượng ô-xy thích hợp, sắt, đồng và pyridoxine (vitamin B6).

Thời kỳ mưng mủ

Ở giai đoạn này, những phần da đã bị vỡ sẽ được đóng kín, làn da sẽ được khôi phục theo cách tốt nhất mặc dù không được hoàn hảo như cũ.

Vết thương muốn mau lành cần có có chế độ dinh dưỡng hợp lý

Ăn gì mau lành vết thương?

Dưới đây là tổng hợp các loại dinh dưỡng cần thiết giúp cho quá trình hồi phục vết thương nhanh chóng hơn.

Vitamin C

Trong suốt quá trình làm lành vết thương, vitamin C hoạt động như một đồng yếu tố trong quá trình sản sinh collagen. Ngay cả sau khi vết thương đã lành, chúng vẫn có những hoạt động trao đổi chất vì vẫn có khả năng những vết sẹo đã lành có thể bị rách, vỡ. Điều này sẽ xảy ra khi cơ thể thiếu hụt vitamin C.

Vitamin C cũng chịu trách nhiệm cho sự gia tăng và phát triển của những tế bào mới và những mao dẫn mới có nhiệm vụ vận chuyển ô-xy đến các bộ phận khác. Chính vì vậy, dưỡng chất này đóng một vai trò đáng kể trong quá trình làm lành vết thương. 

Nguồn cung cấp vitamin C: cà chua, ớt, khoai tây, rau bina, trái cây có họ cam, quít; dâu tây, bông cải xanh, cải bắp, bông cải trắng…

Vitamin A

Vai trò của vitamin A trong việc chữa lành vết thương là kích thích sự tổng hợp collagen và sự đa dạng hóa của các nguyên bào sợi cũng như kiểm soát tình trạng viêm nhiễm.

Nguồn cung cấp: các loại rau có lá màu xanh đậm, trái cây và rau có màu vàng hoặc cam, những sản phẩm từ sữa và gan động vật.

Vitamin K

Trong quá trình đông máu ở giai đoạn đầu tiên của việc chữa lành vết thương, vitamin K đóng vai trò chính. Loại vitamin này cùng với can-xi sản xuất ra thrombin, tác nhân chính gây đông máu trong cơ thể. 

Nguồn cung cấp: các loại rau có lá màu xanh đậm, bông cải trắng, cải bắp, bông cải xanh, nho, bơ, kiwi.

Kẽm

Kẽm giúp các enzyme trong cơ thể (khoảng 300 loại) thực hiện chức năng của chúng. Rất nhiều loại enzyme có liên quan đến việc làm lành vết thương, đặc biệt là trong vấn đề sản xuất collagen.

Kẽm còn hỗ trợ cho quá trình phân chia của các tế bào cũng như  cho phép cơ thể sử dụng một số loại protein nhất định.

Nguồn cung cấp: hải sản, tôm, các loại thịt đỏ, thịt bò, cừu, bột ngũ cốc tăng cường, măng tây, mù tạc xanh, cải bẹ xanh, đậu Hà Lan, bông cải xanh, hạt vừng, hạt bí…

Nguồn cung cấp vitamin

Sắt

Trong quá trình tổng hợp collagen, sắt cần thiết cho việc chuyển hóa của các chất proline và lysine.

Tình trạng hạn chế sự lưu thông ngoại biên và sự ô-xy hóa chính là những nguyên nhân khiến cho việc làm lành vết thương ở những người thiếu hụt chất sắt (thiếu máu) bị chậm lại.  

Nguồn cung cấp: đậu lăng, nghệ, cải củ, đậu tây, măng tây, đậu hũ, nấm, rau bina, húng tây, mật mía, bông cải xanh, tỏi tây, tảo bẹ, thịt nai, thịt thăn bò…

Đồng

Đồng hỗ trợ cho enzyme lysyl oxidase trong quá trình sản xuất collagen và elastin, giúp vết thương mau lành hơn. Lysyl oxidase là một enzym cần thiết cho liên kết chéo giữa collagen và elastin – những chất hình thành, tăng cường sức mạnh và sự đàn hồi thành mạch máu, xương và khớp. 

Nguồn cung cấp: cà chua, khoai tây, đậu ve, gừng, mù tạc xanh, cà tím, măng tây, hạt hướng dương, bạc hà, cải củ, mật mía…

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top