✴️ Chăm sóc cho bệnh nhân sau ngừng tuần hoàn

Nội dung

Mục đích

– Đảm bảo được các chức năng sống cho NB

– Đề phòng ngừng tim trở lại.

– Đảm bảo dinh dưỡng năng lượng, nước và điện giải.

– Chống loét, chống nhiễm khuẩn.

Đảm bảo duy trì chức năng sống cho người bệnh

– Chức năng hô hấp:

+ NB sau ngừng tim phải thở máy ít nhất 24 giờ. Nếu không có máy thở phải bóp bóng Ambu.

+ Đảm bảo máy thở hoạt động tốt, hệ thống dẫn khí kín, quan sát thấy lồng ngực NB di động theo nhịp của máy thở.

+ Hút đờm ở 3 tư thế, tránh để tắc nội khí quản, xẹp phổi. Trong quá trình hút đờm phải để oxy 100%, (3 phút trước và sau hút đờm), theo dõi sát nhịp tím trên máy theo dõi NB (monitoring), nếu nhịp chậm ngừng hút đờm, tiêp tục cho oxy 100%, tiêm 0,5 mg atropine tĩnh mạch, thông báo cho bác sĩ. Sau khi hoàn tất thủ thuật hút đờm phải chuyển lại nồng độ oxy như cũ.

+ Theo dõi độ bão hoà oxy trong máu động mạch (SaC>2) phải luôn đảm bảo SpO2> 95%, nếu < 90% phải xem lại tình trạng máy thở, hút đờm và thông báo ngay cho bác sĩ.

+ Nếu mạch (M), huyết áp (HA), nhịp thở trở lại bình thường, SpO2 tốt, xét nghiệm khí máu tốt cổ thể cho NB thôi thở máy, cho thở oxy (4 – 61l/ phút).

– Chức năng tuần hoàn:

+ Đảm bảo đường truyền tĩnh mạch chắc chắn, tốt nhất đặt tĩnh mạch trung tâm (TMTT) để duy trì đường truyền được liên tục, không để tắc hoặc truyền gián đoạn, nhất là khi đang dùng thuốc vận mạch.

+ Theo dõi mạch, huyết áp theo giờ, nếu thấy bất thường phải báo bác sĩ ngay.

+ Theo dối sát lượng dịch vào ra.

+ Theo dõi điện tim liên tục, đặt máy monitoring ít nhất 48 giờ hoặc đến khi NB hoàn toàn ổn định.

 

– Chống loét:

+ Cho NB nằm đệm nước.

+ Thay đổi tư thế 3 giờ/ lần để tránh tì đè lâu một vị trí cố định.

+ Nếu đã bị loét, phải vệ sinh vết loét hàng ngày, thay băng, tránh tỳ đè vào vùng loét, thay quần áo hàng ngày…

 

– Chống nhiễm trùng thứ phát:

+ Hút đờm phải đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật, tốt nhất là sử dụng ống thông hút đờm kín, vô khuẩn.

+ Thay băng vết thương (nếu có) hàng ngày, thay băng chân ống thông TMTT, dây cố định NKQ…

+ Đảm bảo dẫn lưu nước tiểu và các dẫn lưu khác (nếu có) vô khuẩn.

 

– Đảm bảo dinh dưỡng, cân bằng nước và điện giải:

+ Đảm bảo đủ năng lượng cho NB bằng chế độ ăn qua ống thông dạ dày (30 – 40 kcal/kg/ ngày)

+ Theo dõi lượng nước đưa vào và lượng nước thải ra.

 

– Theo dõi ý thức của NB dựa vào thang điểm Glasgow.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top