✴️ Công nghệ màng sinh học- bảo vệ, tái tạo tổn thương da

1. Thành phần màng sinh học

Polyesteramide có nguồn gốc từ các acid amin như L-aspartic acid, L-glutamic acid, L-lysine, L-serine (hoặc L-tyrosine) và L-cysteine giống cơ thể con người. Cấu trúc hóa học của Polyesteramide gồm acid amin, diols, nhóm amide và hai liên kết ester. Trong đó, các liên kết ester có khả năng phân hủy sinh học tạo nên đặc tính tự phân hủy của công nghệ màng sinh học. Nhóm amide có tính chất bền với nhiệt và các tác động cơ học. Từ đó, đảm bảo tính ổn định của màng Polyesteramide. Đây là loại vật liệu mới mang lại hiệu quả cao, có khả năng ứng dụng không chỉ trong lĩnh vực y học mà còn trong  nhiều lĩnh vực khác.

 

2. Công dụng của màng sinh học Polyesteramide

Với các đặc tính cơ học và khả năng tự phân hủy bằng cách thay đổi thành phần và cấu trúc vi mô, màng sinh học là giải pháp ưu việt thay thế cho các loại vật liệu y tế không tự phân hủy được. Polyesteramide có nhiều dạng khác nhau, từ chỉ khâu cho đến giá thể xốp với hình thái lỗ có lợi cho sự phát triển của mô giúp chữa lành vết thương nhanh. Màng sinh học có khả năng chống viêm và  tương thích cao với da, tế bào, mô, xương khớp. Trong y học, màng Polyesteramide đã và đang được áp dụng trong nhiều kỹ thuật khác nhau:

  • Điều trị vết thương ngoài da. Khác với các loại băng thông thường, Polyesteramide tạo môi trường thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hình thành mạch máu và mao mạch diễn ra nhanh chóng
  • Phục hồi các vết mổ, vết khâu.
  • Phục hồi các vết thương mạn tính.
  • Hỗ trợ điều trị mụn, nhọt.
  • Làm mờ thâm, sẹo.
  • Bịt kín vết thương, khâu mạch máu trong các phẫu thuật tim mạch.
  • Làm màng bao phủ giá đỡ thành mạch, các thiết bị y tế bằng kim loại, giúp hạn chế phản ứng đào thải của cơ thể đối với các loại vật liệu y tế khác được đưa vào cơ thể.
  • Làm chỉ khâu tự phân hủy trong các phẫu thuật cơ xương khớp, mắt.

 

3. Đối tượng sử dụng

Màng sinh học Polyesteramide tương đối lành tính và an toàn. Hầu hết mọi người đều có thể sử dụng màng sinh học mà không có bất kỳ ảnh hưởng nào đối với sức khỏe. Màng sinh học được sử dụng trong các trường hợp:

  • Người có vết thương ngoài da: trầy xước da, vết thương hở, vết đứt, vết rách, vết bỏng, vết khâu, vết mổ.
  • Người phẫu thuật
  • Người bị loét do biến chứng tiểu đường.
  • Người bị loét do nằm lâu, tì đè.
  • Người bị loét do tắc tĩnh mạch.
  • Người bị mụn nhọt, viêm da.
  • Người bị sẹo muốn phục hồi da
  • Bảo vệ các nốt mụn, các vị trí viêm da.
  • Người thực hiện các phẫu thuật tim mạch, cơ xương khớp,…

Màng sinh học Polyesteramide như lớp bảo vệ ngăn chặn vi khuẩn và nước tấn công vết thương. Sự an toàn và khả năng thích ứng cao là một trong những yếu tố khiến công nghệ màng sinh ngày càng được áp dụng rộng rãi trong y học hiện nay.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top