Sản phẩm từ sữa
Nhóm thực phẩm đầu tiên cần tránh là những thực phẩm làm từ sữa. Ngay cả khi cơ thể không bị chứng “không dung nạp lactose”, thì tốt nhất nên tránh các sản phẩm sữa trong một thời gian sau khi bị tiêu chảy.
Tiêu chảy có thể làm giảm lượng enzyme Lactase. Lactase là cần thiết để cơ thể tiêu hóa đường lactose, loại đường có trong các sản phẩm sữa. Nếu đường lactose này không tiêu hóa được, có thể dẫn đến các triệu chứng như đầy hơi, buồn nôn và tiêu chảy. Dưới đây là một số loại thực phẩm có chứa đường lactose phổ biến:
• Sữa
• Phô mai
• Kem
• Kem chua
Sữa chua là một ngoại lệ. Các men vi sinh trong sữa chua có thể giúp cơ thể bạn hồi phục. Nên chọn sữa chua thường không có đường.
Thực phẩm có hàm lượng chất béo cao có thể tăng nhu động ruột và gây ra phản ứng đối với một hệ tiêu hóa.
Vì vậy, bạn sẽ muốn tránh các loại thực phẩm như:
• Thực phẩm có chứa kem
• Thức ăn nhanh
• Thịt có nhiều mỡ
• Thực phẩm nhiều dầu mỡ
• Thực phẩm chiên
Lựa chọn tốt hơn bao gồm protein nạc, thịt gà luộc hoặc súp.
Thực phẩm không đường
Một số chất làm ngọt nhân tạo và chất thay thế đường có thể có tác dụng nhuận tràng, tuy nhiên sẽ tạo khí và gây đầy hơi. Vì vậy, cho đến khi bạn cảm thấy tốt hơn, tốt nhất nên tránh:
• Soda
• Kẹo không đường
• Kẹo cao su không đường
• Gói đường thay thế dùng cho cà phê và trà.
Thực phẩm tạo khí
Một số loại thực phẩm sinh hơi đường ruột có thể khiến tình trạng tiêu chảy nặng hơn. Vì vậy, bạn sẽ muốn tránh các loại thực phẩm có chứa khí và chọn thực phẩm không chứa khí cho đến khi bạn cảm thấy rằng dạ dày của bạn đã thực sự ổn định.
Dưới đây là một số ví dụ về các loại rau và đậu cần tránh ăn cho đến khi cơ thể cảm thấy tốt hơn.
• Đậu
• Bông cải xanh
• Cải bắp, súp lơ, hành
Một số lựa chọn tốt hơn bao gồm rau xanh như rau chân vịt, đậu xanh và bí xanh.
Dưới đây là một số ví dụ về một số loại trái cây cần tránh cho đến khi sức khoẻ ổn định lại:
• Trái đào, lê, mận
• Trái cây sấy khô (mơ, mận, nho khô)
Nếu thích ăn trái cây, có thể thử quả việt quất, dâu tây, dưa mật hoặc dưa đỏ, dứa.
Đồ uống có cồn, caffeine và nước uống có ga
Đối với những người khỏe mạnh, đồ uống có chứa cồn, caffeine và cacbonat thường không gây tiêu chảy. Tuy nhiên, mỗi loại thức uống này đều có khả năng gây kích thích đường tiêu hoá.
Khi bị tiêu chảy, điều quan trọng là phải bổ sung dịch bị mất từ những lần đi tiêu lặp đi lặp lại, vì vậy hãy uống nhiều nước. Tốt nhất nên sử dụng nước lọc, hoặc các loại nước bù điện giải.
Thực phẩm không an toàn
Nên luôn đảm bảo rằng chỉ ăn thực phẩm đã được rửa sạch, chuẩn bị và bảo quản tốt. Thực phẩm không được chế biến và bảo quản an toàn sẽ khiến tăng nguy cơ mắc bệnh đường tiêu hóa nghiêm trọng.
Luôn luôn tuân thủ vệ sinh an toàn thực phẩm:
• Rửa tay kỹ trước khi chuẩn bị hoặc ăn bất kỳ thực phẩm.
• Rửa kỹ tất cả các loại trái cây và rau quả.
• Làm sạch bề mặt chuẩn bị thực phẩm bằng nước xà phòng nóng trước và sau khi sử dụng.
• Nấu tất cả các loại thực phẩm đến nhiệt độ trên 72ºC.
• Làm lạnh hoặc đông lạnh thức ăn thừa ngay sau khi ăn.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp