Nhiễm giun đũa là tình trạng thường gặp xảy ra khi một loại giun có tên Ascaris lumbricoides xâm nhập vào ruột non.
Nhiễm giun đũa là tình trạng gì
Nhiễm giun đũa là nhiễm kí sinh trùng thường gặp ở các nước đang phát triển, nơi tình trạng vệ sinh vẫn còn nhiều hạn chế.
Giun đũa có tên khoa học là Ascaris lumbricoides xâm nhập vào ruột non của người và ký sinh tại đây để lấy chất dinh dưỡng từ đường tiêu hóa của vật chủ.
Giun đũa cùng với giun tóc và giun móc là các loại ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể qua đất.
Giun đũa đẻ trứng, trứng sau đó đi theo phân của người nhiễm ra ngoài cơ thể. Giun có thể lây truyền khi người mắc giun đi đại tiện ở gần các đồng ruộng.
Khi chúng ta không rửa sạch các loại nông phẩm hay không nấu chín chúng thì giun đũa có thể xâm nhập vào vật chủ mới và tiếp tục một chu trình sống khác.
Nhiều người mắc giun đũa không có bất kỳ triệu chứng gì cho đến khi tình trạng nhiễm kí sinh trùng trở nên nặng hơn.
Vòng đời của giun đũa
Nếu như ăn phải trứng giun đũa thì chúng sẽ tiếp tục chu trình sống của mình trong vật chủ. Các giai đoạn sống của giun đũa bao gồm:
- Trứng nở thành ấu trùng bên trong ruột của vật chủ.
- Ấu trùng di chuyển trong cơ thể thông qua đường máu đi đến phổi.
- Ấu trùng sẽ phát triển trong phổi trước khi đi vào đường họng.
- Người nhiễm sẽ nuốt phải hoặc ho ra các ấu trùng này.
- Nếu như được nuốt, ấu trùng sẽ di chuyển đễn ruột non và phát triển thành giun trưởng thành.
- Giun cái sẽ để khoảng 200,000 trứng mỗi ngày.
- Trứng sẽ đi ra khỏi cơ thể người nhiễm qua phân.
Các nguyên nhân
Phân người có thể gây lây nhiễm nếu như người bị nhiễm thải phân ở gần đồng ruộng hoặc nguồn nước, hoặc nếu phân được sử dụng để chăm bón cho đồng ruộng không được xử lý đúng cách.
Giun có thể lây truyền qua đường ăn uống nếu như nguồn thực phẩm bị nhiễm giun, đặc biệt khi thức ăn không được rửa sạch và không rửa tay trước khi ăn.
Trẻ có thể bị lây nhiễm khi chơi nghịch trong đất hay cây cỏ và sau đó cho tay vào miệng.
Triệu chứng
Giun đũa có thể không gây ra triệu chứng gì khi mới nhiễm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển dần dần ở bên trong ruột non thì người bệnh có thể bắt đầu cảm nhận được các triệu chứng, bao gồm:
- Đau bụng;
- Chán ăn;
- Phân có giun;
- Nôn;
- Chậm phát triển ở trẻ em;
- Sụt cân;
- Buồn nôn, chóng mặt;
- Tiêu chảy;
- Phân khác thường.
Trong một số trường hợp nặng hơn thì giun có thể di chuyển lên đến phổi, và các triệu chứng sau có thể xảy ra:
- Sốt;
- Khó chịu trong lồng ngực;
- Ho khan;
- Đàm có máu;
- Khó thở;
- Khò khè.
Ở một vài trường hợp hiếm hơn, bệnh nhân có thể gặp phải biến chứng viêm phổi hít.
Yếu tố nguy cơ
Giun đũa sinh sống ở tất cả mọi nơi trên thế giới nhưng chủ yếu thường gặp ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Và giun đũa cũng dễ gặp hơn ở các vùng có vệ sinh kém.
Các yếu tố gây tăng nguy cơ nhiễm giun đũa bao gồm:
- Tiếp xúc với đất bị nhiễm giun;
- Sinh sống hoặc đi du lịch đến vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới;
- Vệ sinh kém;
- Thiếu các thiết bị vệ sinh để xử lý phân;
- Sử dụng phân bị nhiễm giun để chăm bón cây trồng.
Chẩn đoán
Biện pháp chẩn đoán phổ biến nhất là xét nghiệm phân. Dưới ống kính hiển vi, trứng có thể được phát hiện bên trong phân.
Nhưng cũng rất khó để phát hiện ra giun đũa trong giai đoạn sớm do trứng có thể không có trong phân.
Các kỹ thuật hình ảnh học cũng được sử dụng nhằm phát hiện ra số lượng và vị trí của giun bên trong cơ thể:
Điều trị
Giun đũa thường được điều trị bằng thuốc kháng ký sinh trùng, một vài biện pháp điều trị khác cũng có thể được sử dụng nếu tình trạng nặng hơn.
Mục tiêu điều trị có thể không phải là diệt trừ hết tất cả giun trong cơ thể mà chỉ là làm giảm số lượng giun và trứng để làm giảm triệu chứng.
Phẫu thuật có thể được thực hiện để loại bỏ giun ở số lượng lớn. Phẫu thuật cũng là biện pháp tốt nếu như giun gây tắc nghẽn một phần của ruột.
Các biến chứng
Ở hầu hết các trường hợp, giun đũa chỉ gây triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng và không gây biến chứng.
Nếu như nhiễm giun nặng thì bệnh nhân có nguy cơ gặp các biến chứng:
- Tắc nghẽn các đường ống ở gan hoặc tụy.
- Tắc ruột, gây ra đau và nôn ói. Đây là một cấp cứu y khoa.
- Chậm phát triển và suy dinh dưỡng ở trẻ em.
Phòng ngừa
Đối với những người sống ở các vùng có tình trạng vệ sinh hiện đại và sạch sẽ thì nguy cơ nhiễm giun đũa là rất thấp. Tuy nhiên vẫn nên rửa sạch thức ăn trước khi dùng và rửa tay sau khi đi vệ sinh.
Khi đi du lịch đến các vùng có tình trạng vệ sinh kém thì mọi người nên có ý thức đề phòng lây nhiễm:
- Quan sát và chú ý các không gian nấu ăn để đảm bảo mọi thứ đều hợp vệ sinh.
- Lọc và đun sôi nước trước khi uống.
- Rửa tay bằng xà phòng và nước ấm trước khi ăn uống.
- Tránh những khu vực tắm và vệ sinh chung đặc biệt là khi chúng không được sạch sẽ.
- Đảm bảo trẻ rửa tay bằng xà phòng và nước sau khi chơi ở bên ngoài.
Tiên lượng
Tất cả mọi người đều có thể phòng tránh giun đũa bằng cách đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh an toàn thực phẩm, sử dụng các dụng cụ vệ sinh hiện đại và tránh đi du lịch đến những nơi mà tình trạng lây nhiễm cao.
Người nhiễm giun thường không nhận ra tình trạng bệnh cho đến khi nó trở nên nặng hơn. Khi đã được chẩn đoán thì có thể hồi phục hoàn toàn sau khi điều trị.
Xem thêm: Bệnh do giun Dirofilaria (Dirofilarasis)
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh