✴️ Bệnh lý võng mạc tiểu đường (Diabetic Retinopathy - DR) là gì?

Có hai loại bệnh lý võng mạc tiểu đường:

  • Bệnh võng mạc tiểu đường không tăng sinh (NPDR): là thể nhẹ và thường không có triệu chứng.

  • Bệnh võng mạc tiểu đường tăng sinh (PDR): là giai đoạn nặng hơn liên quan đến bất thường mạch máu tân sinh võng mạc và bất thường mạch máu có sẵn ở võng mạc.

Ước tính một phần ba dân số mắc bệnh tiểu đường trên thế giới có dấu hiệu của bệnh lý võng mạc tiểu đường.

Triệu chứng

Bệnh võng mạc tiểu đường thường không có triệu chứng trong giai đoạn đầu.

Khi xuất hiện triệu chứng là khi bệnh ở giai đoạn nặng. Đôi khi, triệu chứng duy nhất là mất thị lực đột ngột và hoàn toàn.

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh võng mạc tiểu đường:

  • Mờ mắt;

  • Giảm khả năng nhìn màu;

  • Nhìn thấy các nốt nổi, hoặc các đốm trong suốt, vệt đen và các chuỗi sẫm màu bay lơ lửng trong tầm nhìn;

  • Nhìn ban đêm kém;

  • Mất thị lực đột ngột và toàn bộ.

Bệnh lý võng mạc tiểu đường thường ảnh hưởng đến cả hai mắt và tiến triển. Mục tiêu điều trị là giảm thiểu nguy cơ mất thị lực. Cách duy nhất để những người mắc bệnh tiểu đường có thể ngăn ngừa bệnh lý võng mạc tiểu đường là nhập viện và khám mắt định kì ở chuyên khoa mắt và nội tiết.

bệnh lý võng mạc tiểu đường

Biến chứng

Xuất huyết thủy tinh thể: do tổn thương mạch máu tân sinh và xuất huyết vào thủy tinh thể làm ngăn ánh sáng truyền đến võng mạc. Các triệu chứng gồm mất thị lực và nhạy cảm với ánh sáng hoặc nhìn thấy điểm nổi. Biến chứng này có thể tự khỏi nếu võng mạc không tiếp tục bị tổn thương.

Bong võng mạc: Mô sẹo do tổn thương võng mạc kéo võng mạc ra khỏi mắt gây nhìn nổi, cảm giác nhấp nháy ở mắt và mất thị lực. Võng mạc bị bong ra gây mất thị lực toàn bộ nếu không được điều trị.

Bệnh tăng nhãn áp: tắc nghẽn sự lưu thông dịch của nhãn cầu khi các mạch máu mới hình thành gây tăng áp suất trong mắt, làm tăng nguy cơ tổn thương dây thần kinh thị giác và mất thị lực.

Xảy ra ở hầu hết người bị tiểu đường. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố nguy cơ hơn nếu:

  • Không kiểm soát được đường máu;

  • Cao huyết áp;

  • Tăng cholesterol máu;

  • Có thai;

  • Hút thuốc lá;

  • Bệnh tiểu đường lâu năm.

Tổn thương mạch máu nhỏ nuôi võng mạc là nguyên nhân chính gây ra bệnh võng mạc tiểu đường.

Mức đường huyết cao gây tổn thương lên các mạch máu nhỏ tạo thành các túi giả phình, gây rò rỉ máu mà không ảnh hưởng đến thị lực.

Tuy nhiên, trong giai đoạn nặng, các mạch máu có thể bị tắc nghẽn hoàn toàn. Sau đó, mắt tạo ra các mạch máu mới kém ổn định hơn. Các mạch mới dễ bị vỡ và xuất huyết vào thủy tinh thể gây mờ và hạn chế nhìn do võng mạc bị che lấp.

Đôi khi, tổn thương tạo thành sẹo gây bong võng mạc. Khi các triệu chứng càng tiến triển gây mất thị lực hoàn toàn.

Chẩn đoán

Bệnh võng mạc tiểu đường có thể đã mắc phải mà không có triệu chứng về thị lực. Tuy nhiên, bác sĩ chuyên khoa mắt có thể phát hiện ra các dấu hiệu sớm.

Điều quan trọng là người mắc bệnh tiểu đường phải khám mắt ít nhất một - hai lần mỗi năm, hoặc khi được bác sĩ đề nghị.

Các phương pháp được sử dụng để chẩn đoán bệnh võng mạc tiểu đường:

Khám mắt khi đồng tử giãn

Bệnh nhân được nhỏ thuốc đặc biệt vào mắt. Thuốc làm giãn đồng tử để bác sĩ khám được chi tiết hơn. Lưu lại các hình chụp võng mạc trong quá trình khám có thể phát hiện:

  • Bất thường mạch máu, dây thần kinh thị giác hoặc võng mạc;

  • Đục thủy tinh thể;

  • Thay đổi nhãn áp;

  • Tân sinh mạch máu;

  • Bong võng mạc;

  • Tạo sẹo.

Thuốc nhỏ mắt có thể gây khó chịu, quá trình chụp hình võng mạc và gây chói có thể làm người bệnh giật mình. Ở những người có nguy cơ cao, thuốc nhỏ mắt gây tăng nhãn áp.

Chụp mạch huỳnh quang

Nhỏ thuốc làm giãn đồng tử kèm thuốc tương phản là fluorescein được tiêm vào tĩnh mạch trên cánh tay. Hình ảnh được chụp khi thuốc tương phản đến mạch máu ở mắt. Thuốc tương phản có thể thẩm thấu vào võng mạc hoặc giúp xác định mạch máu bất thường.

Xét nghiệm giúp xác định mạch máu tắc nghẽn, xuất huyết hoặc bị vỡ. Sau đó, có thể kết hợp điều trị bằng laser. Trong khoảng 24 giờ sau, có thể phản ứng da nhẹ và tiểu màu cam sẫm khi thuốc tương phản được bài tiết.

Chụp cắt lớp quang học võng mạc

Là phương tiện không xâm lấn cho hình ảnh độ phân giải cao của võng mạc, xác định độ dày võng mạc. Sau điều trị, có thể sử dụng để kiểm tra hiệu quả điều trị.

Chụp cắt lớp võng mạc tương tự như siêu âm nhưng sử dụng ánh sáng thay vì sóng âm để tạo ảnh. Quá trình quét cũng có thể phát hiện các bệnh về dây thần kinh thị giác.

Hướng điều trị

Điều trị phụ thuộc mức độ nghiêm trọng,  loại bệnh lý võng mạc tiểu đường, đáp ứng như thế nào với phương pháp điều trị.

Với bệnh võng mạc tiểu đường không tăng sinh, theo dõi sát mà không cần can thiệp. 

Bệnh nhân cần thực hiện nghiêm túc y lệnh của bác sĩ. Kiểm soát tốt đường máu có thể làm chậm đáng kể sự phát triển của bệnh lý võng mạc tiểu đường.

Trong hầu hết các trường hợp bệnh lý võng mạc tiểu đường tăng sinh sẽ điều trị phẫu thuật ngay lập tức. Một số lựa chọn điều trị khác:

Điều trị đốt laser, quá trình quang đông

Quy trình này được thực hiện tại bệnh viện. Đốt laser bịt kín các tổn thương gây xuất huyết từ các mạch máu bất thường. Quá trình quang đông có thể ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình rỉ máu và tích tụ chất lỏng trong mắt. Mọi người thường sẽ bị mờ trong 24 giờ sau khi điều trị bằng laser tiêu điểm. Các đốm nhỏ có thể xuất hiện trong thị giác trong vài tuần sau khi làm thủ thuật.

Đốt laser phân tán

Đốt laser phân tán được áp dụng cho các khu vực của võng mạc xa điểm vàng, thường trong quá trình hai hoặc ba buổi. Điểm vàng là khu vực ở trung tâm của võng mạc, nơi thị lực mạnh nhất.

Việc đốt laser khiến các mạch máu mới co lại bất thường và tạo thành sẹo. Hầu hết bệnh nhân yêu cầu hai hoặc ba buổi để có kết quả tốt nhất.

Bệnh nhân có thể nhìn mờ trong 24 giờ sau thủ thuật và mất thị lực ban đêm.

Phẫu thuật lấy dịch thủy tinh thể

Bác sĩ phẫu thuật tạo thủy tinh thể mới bằng cách thay thế dịch thủy tinh thể bị đục bằng dịch mới trong suốt. Phẫu thuật được thực hiện trong bệnh viện và là phẫu thuật gây mê.

Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân phải đeo miếng che mắt để bảo vệ và cần thời gian để mắt được hồi phục.

Bệnh nhân không nên đi máy bay cho đến khi được phép từ bác sĩ.

Hầu hết bệnh nhân sẽ bị mờ mắt trong vài tuần sau khi phẫu thuật. Có thể mất vài tháng để thị lực bình thường trở lại. Phẫu thuật không phải là cách chữa khỏi bệnh võng mạc tiểu đường. Tuy nhiên, có thể ngăn chặn hoặc làm chậm sự tiến triển của các triệu chứng.

Tổn thương võng mạc và mất thị lực sau đó vẫn có thể xảy ra mặc dù đã được điều trị.

Phòng ngừa

Đối với đa số những người mắc bệnh tiểu đường, bệnh lý võng mạc tiểu đường là một hệ quả tất yếu.

Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường kiểm soát thành công lượng đường trong máu của họ sẽ giúp ngăn ngừa sự khởi phát của một dạng bệnh lý võng mạc tiểu đường nghiêm trọng.

Huyết áp cao, hoặc tăng huyết áp, là một yếu tố góp phần khác. Bệnh nhân tiểu đường cần kiểm soát huyết áp của mình bằng cách:

  • Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng;

  • Thường xuyên tập thể dục;

  • Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh;

  • Cai thuốc lá.

Việc phát hiện sớm các triệu chứng sẽ làm tăng hiệu quả của việc điều trị.

Xem tiếp: Điều trị bệnh võng mạc đái tháo đường

Xem thêm: U vàng phát ban là gì và mối liên quan như thế nào đến bệnh tiểu đường?

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top