✴️ Bệnh trĩ độ 2 và các thông tin cần biết

1. Bệnh trĩ độ 2 và nguyên nhân gây ra

Bệnh trĩ là tình trạng bệnh lý liên quan tới tĩnh mạch ở hậu môn.

Theo sự phân chia của Y khoa, có 4 cấp độ trĩ (phân cấp theo tính chất nguy hiểm của bệnh) trĩ độ 2 là mức trĩ nằm ở cấp độ 2,  đây được cho là cấp độ nhẹ của bệnh trĩ.

Một số nguyên nhân chính gây ra trĩ độ 2:

– Cơ chế hoạt động bị biến đổi: Ở người bình thường, máu được bơm từ tim sau khi chảy qua động mạch sẽ đến hậu môn để nuôi dưỡng những mô cơ. Sau đó, lượng máu sẽ được bơm lại tĩnh mạch để đưa trở lại về tim, tạo thành một vòng tuần hoàn khép kín, liên tục. Khi quá trình này bị cản trở, từ các tác nhân nào đó làm cho lượng máu không thể quay trở lại tim, gây nên tình trạng trì trệ, giãn phồng tĩnh mạch, tĩnh mạch bị mỏng hình thành nên các búi trĩ, lúc này người bệnh được xác định trĩ độ 1- cảm giác hơi khó chịu và chưa thấy đau đớn khi đi đại tiện. Nếu không điều trị sớm bằng thói quen ăn uống, sinh hoạt, người bệnh nhanh chóng chuyển sang trĩ cấp độ 2.

– Táo bón kéo dài: Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh trĩ. Táo bón kéo dài khiến người bệnh mỗi khi đi đại tiện phải rặn, gây áp lực trong lòng ống hậu môn tăng gấp nhiều lần so với bình thường. Điều này hình thành nên các búi trĩ, theo thời gian, búi trĩ phát triển với kích thước lớn và lòi ra ngoài.

– Hội chứng lỵ: Hội chứng này khiến người bệnh phải đi đại tiện nhiều lần trong ngày, bộ phận thực hiện chức năng này phải hoạt động liên tục, nhiều lần và gây áp lực cho thành hậu môn.

– Tính chất công việc: Những người thường xuyên phải đứng lâu, ngồi nhiều hoặc duy trì ở một tư thế trong thời gian dài khi đó phần lớn trọng lượng dồn xuống phần dưới cơ thể, gây áp lực cho phần hậu môn do đó mà những nhân viên văn phòng, thợ may có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn người bình thường.

Bệnh trĩ độ 2 thường xuất hiện do nhiều thói quen sinh hoạt trong cuộc sống

Bệnh trĩ độ 2 thường xuất hiện do nhiều thói quen sinh hoạt trong cuộc sống

 

2. Dấu hiệu nhận biết của bệnh trĩ độ 2

Nhận biết trĩ độ 2 qua triệu chứng của bệnh:

– Ở trạng thái bình thường, người bị trĩ độ 2 không có biểu hiện gì đặc biệt nhưng khi đi đại tiện lại thấy có cục thịt như hạt mụn nhô ra ngoài. Dấu hiệu quanh hậu môn có xuất hiện chất nhầy, gây cảm giác ngứa, khó chịu.

– Chảy máu: là triệu chứng ban đầu của người bệnh trĩ,. Máu có thể nhỏ giọt, thành vệt đi ra cùng phân hoặc chảy thành tia khi bệnh nhân đi vệ sinh, ở trĩ độ 2 lượng máu ra ít.

– Sa búi trĩ: Thường xảy ra chậm hơn, sau một thời gian đi đại tiện có máu. Ở trĩ độ 2, khi khối trĩ sa xuống có thể tự co lên được

– Khi đi khám tổng quát cũng có thể phát hiện ra bị trĩ.

Bệnh trĩ độ 2 thường có triệu chứng gây đau rát, có thể ra máu và búi trĩ sa

Bệnh trĩ độ 2 thường có triệu chứng gây đau rát, có thể ra máu và búi trĩ sa

 

3. Tác hại của bệnh trĩ độ 2

Người bị trĩ cấp độ 2 có thể không nguy hiểm tới tính mạng con người và chưa xuất hiện biến chứng. Nhưng nếu không điều trị kịp thời, càng để lâu búi trĩ càng sa xuống và sau sẽ không thể tự co lên được. Do vậy, bệnh trĩ độ 2 có thể sẽ rất nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Một số biến chứng có thể xảy ra như sau:

– Thiếu máu: Người bệnh gặp phải tình trạng đi ngoài ra máu khi bệnh trĩ bắt đầu ở cấp độ 2. Theo từng cấp độ mà tình trạng bệnh nặng dần.trường hợp đi ngoài ra máu nặng. Máu có thể sẽ chảy thành từng giọt hoặc tia gây thiếu máu tạo ra các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, cơ thể xanh xao, da nhợt nhạt, thiếu sức sống, thậm chí là ngất xỉu.

– Nhiễm trùng máu: Tình trạng chảy máu nhiều, hình thành các vết viêm loét hậu môn có cả ở bên trong và bên ngoài. Từ đó làm cho các vi khuẩn và các độc tố tấn công  gây ra nhiễm trùng máu.

– Sa tắc búi trĩ: Vòng hậu môn ở người bị trĩ  bị chèn ép làm cho các búi trĩ bị sa ra ngoài hậu môn quá mức. Lúc này, các áp lực sẽ chèn ép lên khiến cho các tĩnh mạch lưu thông tới búi trĩ bị tắc nghẽn, trong khi động mạch vẫn tiếp tục làm việc và bơm máu vào búi trĩ. Lúc này, các búi trĩ sẽ không tự thụt được vào trong trực tràng. Người bệnh cảm thấy đau và bất tiện khi đi lại. Do sự cản trở của các búi sa trĩ, khiến cho việc đi đại tiện gặp khó khăn, người bệnh cảm thấy ngại đi cầu khi bị trĩ.

– Nguy cơ viêm phụ khoa ở phụ nữ: Viêm nhiễm phụ khoa ở phụ nữ cũng có nguyên nhân do trĩ, bởi phần phụ của các chị em quá gần với hậu môn. Đối với phụ nữ đang mang thai gặp phải bệnh trĩ sẽ khiến cho tình trạng này trở nên nghiêm trọng và có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh nở của người bệnh.

– Nguy cơ mắc các bệnh về da và ung thư trực tràng: đây là tác hại nguy hiểm mà bệnh trĩ gây ra nếu người bệnh không điều trị kịp thời hoặc điều trị sai phương pháp khiến bệnh tình ngày một nặng hơn.

Bệnh trĩ độ 2 thường có chỉ định dùng thuốc kết hợp ăn uống, sinh hoạt

Bệnh trĩ độ 2 thường có chỉ định dùng thuốc kết hợp ăn uống, sinh hoạt

 

4. Điều trị bệnh trĩ độ 2

Người bệnh trĩ độ 2 thường được chỉ định điều trị nội khoa (dùng thuốc) kết hợp xây dựng thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Hãy đến bệnh viện để các bác sĩ thăm khám và có phác đồ điều trị sớm nhất.

 

4.1. Điều trị nội khoa

Người bệnh có thể được chỉ định những loại thuốc như sau:

– Thuốc trợ tĩnh mạch có tác dụng làm gia tăng trương lực tĩnh mạch, giảm phù nề, kháng viêm và chống nhiễm trùng

– Thuốc bôi tại chỗ có tác dụng tăng dẫn xuất trợ tĩnh mạch

– Thuốc nhuận tràng, thuốc lợi tiêu hóa…

 

4.2. Chú ý dinh dưỡng và sinh hoạt

Trong điều trị trĩ độ 2, sinh hoạt và dinh dưỡng là rất quan trọng để tình trạng cải thiện.

– Tập thói quen đi vệ sinh đúng giờ để hình thành phản xạ tự nhiên ngăn táo bón

– Thói quen ăn uống điều độ, tránh xa các chất kích thích không tốt như rượu chè, đồ cay nóng, chiên rán

– Bổ sung chất xơ và các thực phẩm tươi

– Vận động, sinh hoạt điều độ, tập thể dục hằng ngày

– Điều trị triệt để các bệnh mạn tính như viêm, giãn phế quản, điều trị táo bón tìm tận gốc nguyên nhân

– Chú ý vệ sinh vùng hậu môn nhẹ nhàng, có thể ngâm hậu môn nếu cần.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top