✴️ Dấu hiệu bệnh trĩ nên người bệnh có thể nhận biết

Nội dung

Dấu hiệu cảnh báo bệnh trĩ

– Chảy máu: Lúc đầu, máu chảy rất kín đáo, tình cờ, bệnh nhân phát hiện khi nhìn vào giấy vệ sinh sau khi đi cầu hoặc nhìn vào phân thấy vài tia máu nhỏ dính vào. Càng về sau, mỗi khi đi cầu, bạn phải rặn nhiều do táo bón, máu chảy thành giọt hay thành tia. Muộn hơn nữa, cứ mỗi lần đi cầu, đi đứng nhiều hoặc ngồi xổm, máu lại chảy. Thậm chí, máu chảy rất nhiều khiến bệnh nhân phải vào cấp cứu. Đôi khi, máu từ búi trĩ chảy ra đông lại trong lòng trực tràng gây đi cầu ra máu cục.

Khi mắc bệnh trĩ, người bệnh sẽ có dấu hiệu chảy máu, sa trĩ hoặc búi trĩ vướng cộm gây đau và khó chịu

Khi mắc bệnh trĩ, người bệnh sẽ có dấu hiệu chảy máu, sa trĩ hoặc búi trĩ vướng cộm gây đau và khó chịu

– Sa trĩ: Đây cũng là triệu chứng thường gặp. Tùy theo mức độ trĩ sa, mà bệnh nhân có các biểu hiện lâm sàng khác nhau. Nếu trĩ sa đô 1, 2 thì không gây ảnh hưởng. Ngược lại nếu trĩ sa độ 3, người bệnh rất khó chịu khi đi cầu, đi đứng nhiều, làm việc nặng. Nếu trĩ sa đến độ 4, bệnh nhân thường xuyên khó chịu.
– Các triệu chứng khác: búi trĩ có thể không đau nhưng cộm, vướng. Búi trĩ đau khi tắc mạch, sa trĩ nghẹt, nứt kẽ hậu môn. Bệnh nhân có cổ áp xe đi kèm, nằm ngay dưới lớp niệm mạc hay trong hố ngồi – trực tràng… gây đau. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bị ngứa hậu môn và quanh hậu môn do viêm da bởi các chất dịch nhầy
Khi thấy những dấu hiệu cảnh báo bệnh trĩ, người bệnh chớ chủ quan, cần đi khám và điều trị ngay để tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

 

Cách điều trị bệnh trĩ

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ như điều trị nội khoa, ngoại khoa. Tùy vào từng trường hợp bệnh cụ thể mà có biện pháp chữa trị phù hợp.

Trong trường hợp bệnh trĩ nhẹ thì có thể dùng thuốc điều trị

Trong trường hợp bệnh trĩ nhẹ thì có thể dùng thuốc điều trị

– Với các trường hợp bệnh trĩ chỉ mới gây khó chịu nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định dùng một số loại kem bôi ngoài, thuốc mỡ, thuốc đặt hậu môn hoặc miếng lót. Những sản phẩm này đều chứa các thành phần như hazel hoặc hydrocortisone, có thể làm giảm đau và ngứa tạm thời.
– Áp dụng thủ thuật là một trong những cách chữa bệnh trĩ khá phổ biến. Đối với các trường hợp bệnh trĩ gây chảy máu dai dẳng hoặc đau đớn, bác sĩ thường lựa chọn một trong số các phương pháp sau:

  • Tiêm xơ gốc mạch trĩ: trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ tiêm một dung dịch hóa chất vào các búi trĩ để thu nhỏ chúng. Tiêm xơ búi trĩ có tác dụng làm teo mạch máu và các tổ chức búi trĩ. Dần dần các búi trĩ sẽ hết sa xuống và bị teo nhỏ, sau đó thì biến mất hẳn.
  • Thu nhỏ (làm đông) búi trĩ bằng điện cao tần: đây là kỹ thuật giúp làm cứng và teo lại các búi trĩ nội nhỏ gây chảy máu.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top