✴️ Quy trình phẫu thuật thoát vị bẹn

Nội dung

Thoát vị bẹn không thể tự khỏi mà cần phải có sự can thiệp ngoại khoa. Phẫu thuật là cách duy nhất và tốt nhất để điều trị thoát vị bẹn. Bài viết dưới đây giúp bạn nắm được quy trình phẫu thuật thoát vị bẹn để có thể an tâm và tự tin thực hiện mổ.

 

1. Thoát vị bẹn là gì?

Thoát vị bẹn là bệnh lý thường gặp ở nam giới, xảy ra khi các tạng trong ổ bụng như mạc nối, ruột bị chui qua ống bẹn – nơi có ống dẫn tinh chạy qua. Các triệu chứng giúp nhận biết thoát vị bẹn gồm:

Thoát vị bẹn là bệnh lý thường gặp ở nam giới, xảy ra khi các tạng trong ổ bụng như mạc nối, ruột bị chui qua ống bẹn – nơi có ống dẫn tinh chạy qua.

Thoát vị bẹn là bệnh lý thường gặp ở nam giới, xảy ra khi các tạng trong ổ bụng như mạc nối, ruột bị chui qua ống bẹn – nơi có ống dẫn tinh chạy qua. (Ảnh minh họa)

  • Tức ở một bên bẹn bìu

  • Một bên bìu to lên nhưng không đau. Khối phồng mềm, không đau, căng to hơn khi rặn, ho. Khi nằm nghỉ hoặc không vận động, khối bìu sẽ xẹp xuống và mất cảm giác căng tức ở vùng bìu bẹn.

  • Lỗ bẹn nông rộng.

Thoát vị bẹn là tình trạng bệnh không thể tự khỏi mà cần phải có sự can thiệp của ngoại khoa. Nếu người bệnh chủ quan, trì hoãn việc phẫu thuật, bệnh sẽ tiến triển nặng rất nhanh và xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng như thoát vị nghẹt, hoại tử ruột đe dọa đến tính mạng.

Phẫu thuật thoát vị bẹn là một phẫu thuật đơn giản, chỉ mất từ 30-45 phút để thực hiện. Tuy nhiên, để việc phẫu thuật được thành công, người bệnh cần lựa chọn các cơ sở y tế uy tín, chất lượng có bác sĩ giỏi, trang thiết bị y tế hiện đại để tiền hánh phẫu thuật.

 

2. Quy trình phẫu thuật thoát vị bẹn

2.1. Chuẩn bị trước mổ

- Bác sĩ tìm hiểu về tiền sử dùng thuốc của người bệnh gồm các loại thuốc đã dùng, đang dùng bao gồm các các loại thuốc bổ và thực phẩm chức năng. Bác sĩ có thể yêu cẩu người bệnh ngừng một số loại thuốc đang dùng vì có thể ảnh hưởng đến phẫu thuật (thường là thuốc gây cản trở đông máu như aspirin).

- Người bệnh cũng cần tuân thủ lời dặn dò của bác sĩ là ngừng ăn uống sau nửa đêm trước khi phẫu thuật.

- Hoàn tất hồ sơ bệnh án trước khi mổ. Bác sĩ có thể yêu cầu làm các kiểm tra, xét nghiệm để đánh giá tình trạng sức khỏe của người bệnh trước khi mổ

2.2. Tiến hành mổ

Hiện có hai phương pháp phẫu thuật được áp dụng trong điều trị thoát vị bẹn là mổ nội soi và mổ hở. Cụ thể:

- Mổ hở: Với phương pháp mổ hở, bác sĩ sẽ tạo một vết cắt duy nhất, qua đó bịt kín chỗ thoát vị và củng cố vững chắc thành bụng.

- Mổ nội soi: Đây là phương pháp mổ ít xâm lấn nhưng phức tạp hơn so với mổ hở. Bác sĩ sẽ tạo một vài vết cắt nhỏ ở vùng cần phẫu thuật, sau đó đưa các dụng cụ đặc biệt vào để bịt kín chỗ thoát vị.

Lưu ý: Việc lựa chọn phương pháp phẫu thuật nào tùy thuộc vào tình trạng bệnh và sức khỏe tổng quát của bệnh nhân. Căn cứ trên tình hình thực tế của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật phù hợp nhất cho người bệnh. Để ca mổ diễn ra thuận lợi và thành công, người bệnh cần tin tưởng và hợp tác cùng bác sĩ, tuân thủ đúng mọi chỉ định điều trị của bác sĩ.

2.3. Chăm sóc hậu phẫu

Sau khi thực hiện phẫu thuật, người bệnh cần nghỉ ngơi nhiều, tránh vận động quá sức và làm việc nặng; nên có chế độ dinh dưỡng tốt để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Cụ thể:

- Người bệnh nên sắp xếp công việc để nghỉ ngơi vài ngày ở nhà sau khi phẫu thuật.

- Đi lại nhẹ nhàng, tránh mang vác nặng, không chơi các môn thể thao cần nhiều sức, nên đi bộ để tăng cường lưu thông, giảm nguy cơ đông máu, đẩy nhanh tốc độ chữa lành cơ thể.

- Vệ sinh cá nhân: Người bệnh mổ thoát vị bẹn có thể tắm rửa sau mổ 2 ngày. Tuy nhiên, chỉ nên tắm vòi, không nên ngâm mình trong bồn tắm và cần cố gắng giữ cho vết mổ khô ráo.

- Ăn uống: Hãy duy trì một chế độ ăn uống giàu chất xơ tử các loại rau, củ, quả. Uống nhiều nước để giúp ngăn chặn nguy cơ bị táo bón.

- Tái khám theo hẹn của bác sĩ để được kiểm tra sau mỗ tốt nhất.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top