Bệnh Parkinson là một rối loạn thoái hóa thần kinh tiến triển, đặc trưng bởi sự mất dần của các tế bào thần kinh sản xuất dopamine tại vùng chất đen (substantia nigra) của não. Dopamine là chất dẫn truyền thần kinh có vai trò thiết yếu trong điều hòa vận động.
Bệnh chủ yếu gặp ở người trên 60 tuổi, tiến triển từ từ và hiện chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn. Các biện pháp điều trị hiện nay chỉ mang tính chất kiểm soát triệu chứng và làm chậm tiến triển bệnh.
Run tay là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh Parkinson
Là triệu chứng khởi phát phổ biến nhất, thường bắt đầu ở một bên tay hoặc chân, đặc trưng bởi run chậm, tần số 4–6 Hz, điển hình là động tác “đếm tiền” ở ngón tay.
Cơn run thường giảm khi vận động có chủ đích và biến mất khi ngủ, nhưng sẽ tăng lên khi căng thẳng hoặc xúc động.
Là tiêu chuẩn chẩn đoán chính, biểu hiện qua cử động chậm chạp, khó khởi động vận động (như đứng lên, quay người).
Người bệnh thường di chuyển chậm, bước ngắn, khó thay đổi tư thế, giảm dao động cánh tay khi đi lại.
Gây cứng đờ cơ bắp, đặc biệt ở các nhóm cơ gấp, cơ duỗi cổ và vai.
Khi khám lâm sàng sẽ thấy hiện tượng “bánh xe răng cưa” do tăng trương lực xen kẽ với run cơ nhỏ.
Khoảng 90% người bệnh có thay đổi giọng nói: giọng nhỏ dần, đơn điệu, khàn tiếng, phát âm ngắt quãng, thiếu năng lượng.
Các triệu chứng này có thể xuất hiện sớm nhưng dễ bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với yếu tố tuổi già.
Gây giảm chuyển động cơ mặt, làm khuôn mặt trở nên trơ, cứng đờ, không biểu lộ cảm xúc, ít chớp mắt.
Một số trường hợp xuất hiện chảy nước dãi, khó điều khiển cơ quanh miệng.
Là triệu chứng tiền triệu không vận động, xuất hiện trước rối loạn vận động vài năm.
Người bệnh giảm khả năng phân biệt hoặc nhận biết mùi, ảnh hưởng đến cảm giác ăn uống và có thể dẫn đến chán ăn, sụt cân.
Người bệnh Parkinson thường bị mất mùi, không phân biệt được các mùi hoặc cảm giác mùi không rõ ràng
Bao gồm:
Mất ngủ, tỉnh giấc nhiều lần trong đêm.
Rối loạn hành vi khi ngủ REM (vung tay, đá chân, la hét).
Mộng du, ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ hoặc khó trở mình.
Đây là dấu hiệu không vận động thường gặp, ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống của người bệnh và người chăm sóc.
Khó ngủ, mất ngủ, ác mộng,…là các dấu hiệu bệnh Parkinson liên quan đến giấc ngủ
Gặp ở giai đoạn muộn, người bệnh có xu hướng cúi người về phía trước, mất phản xạ tư thế.
Dễ dẫn đến té ngã, gù lưng, rối loạn đi lại, làm tăng nguy cơ chấn thương.
Bệnh có thể đi kèm với các triệu chứng:
Lo âu, trầm cảm, mất hứng thú.
Sa sút trí tuệ, đặc biệt ở người lớn tuổi, ảnh hưởng đến trí nhớ, ngôn ngữ và kỹ năng tổ chức.
Rối loạn hành vi, hoang tưởng, ảo giác (đặc biệt khi dùng thuốc levodopa liều cao).
Táo bón là biểu hiện phổ biến, do ảnh hưởng của bệnh lên thần kinh ruột.
Ngoài ra còn gặp: khó nuốt, đầy hơi, khó tiêu, có thể gây giảm cân và suy dinh dưỡng.
Một biểu hiện điển hình khác: chữ viết nhỏ dần, sát nhau, do cứng khớp và giảm vận động ở tay.
Thường được ghi nhận ở giai đoạn sớm và có thể được sử dụng như một dấu hiệu phát hiện sớm.
Bệnh Parkinson là một rối loạn thần kinh phức tạp với biểu hiện đa dạng, bao gồm cả triệu chứng vận động và không vận động. Việc phát hiện sớm các dấu hiệu đặc trưng như run khi nghỉ, giảm vận động, cứng cơ, rối loạn giấc ngủ, thay đổi giọng nói, mất biểu cảm khuôn mặt… có ý nghĩa quan trọng trong việc can thiệp kịp thời, cải thiện chất lượng sống và làm chậm tiến triển bệnh.
Đối với người cao tuổi, đặc biệt là những người có dấu hiệu nghi ngờ nêu trên, cần được thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa Nội Thần kinh để được chẩn đoán và quản lý bệnh sớm.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh