✴️ 4 nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ người trẻ thường gặp

Nội dung

1. Suy giảm trí nhớ người trẻ là gì?

Suy giảm trí nhớ là tình trạng não bộ bị suy giảm chức năng hoặc khả năng vận chuyển những thông tin và trí nhớ về vỏ não bị ngưng trệ. Bệnh còn được gọi với các tên gọi khác nhau như suy giảm nhận thức, chứng suy giảm trí nhớ, suy giảm chức năng nhận thức… Tóm lại đều chỉ tình trạng não bộ và trí nhớ sa sút theo thời gian.

Suy giảm trí nhớ ở người trẻ là hội chứng thường liên quan đến vấn đề thoái hóa thần kinh. Kém tập trung, giảm khả năng tư duy, không phản xạ nhanh như trước, hay quên,… làác biểu hiện thường gặp của bệnh.

Trong nhiều trường hợp khác nhau, người bệnh còn bị rối loạn diễn tả hành vi như:

– Nhắc đi nhắc lại 1 câu nói

– Mất nhiều thời gian để tìm đồ

– Diễn đạt vòng vo do quên từ

– Giảm khả năng nhìn nhận và đánh giá sự việc

Bên cạnh đó, người bệnh còn có các biểu hiện thay đổi cảm xúc như dễ nóng giận, nổi cáu, tức giận,…

Suy giảm trí nhớ ở người trẻ nếu không được điều trị sớm có thể gây mất trí nhớ, sa sút trí tuệ về sau

 

2. Diểm danh 4 nguyên nhân phổ biến gây suy giảm trí nhớ ở người trẻ

2.1 Trầm cảm và căng thẳng kéo dài

Cuộc sống xã hội hiện đại với nhiều căng thẳng, stress bởi công việc và áp lực học hành, kết hợp với ô nhiễm môi trường, thiếu ngủ thường xuyên là nguyên nhân khiến người trẻ bị suy giảm trí nhớ. Căng thẳng kéo dài khiến người bệnh khó tập trung, bởi nó tác động trực tiếp lên hệ thần kinh, làm giảm tốc độ phản ứng và dễ phân tán tư tưởng, khó giải quyết vấn đề hiệu quả. Chính vì thế, nếu quá căng thẳng trong công việc hay cuộc sống, bạn nên chủ động sắp xếp thời gian nghỉ ngơi,. Việc thư giãn sẽ giúp cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ, mất tập trung hiệu quả.

2.2 Hiện tượng suy giảm trí nhớ người trẻ thường gặp có thể do thiếu ngủ, mất ngủ kinh niên

Giấc ngủ đóng vai trò cực kỳ quan trọng cho sức khỏe. Nó giúp cơ thể được nghỉ ngơi, phục hồi năng lượng và đào thải độc tố trong cơ thể. Trong quá trình bạn ngủ các thông tin sẽ được lưu trữ và truyền về khu vực vỏ não. Nếu không ngủ đủ giấc, khả năng lưu giữ thông tin sẽ bị ảnh hưởng, gây ra tình trạng mất trí nhớ ngắn hạn, mau quên.

Tùy theo nhu cầu của mỗi người, thời gian ngủ trung bình thường khoảng 7 – 8 tiếng mỗi ngày. Quan trọng nhất vẫn là chất lượng giấc ngủ như ngủ đủ giấc, đủ sâu, tỉnh táo, sáng ngủ dậy không bị mệt mỏi… Việc thiếu ngủ, mất ngủ lâu ngày sẽ dẫn đến trầm cảm, thay đổi tính cách, suy giảm trí nhớ và hay quên.

Thiếu ngủ, mất ngủ là nguyên nhân chính gây ra suy giảm trí nhớ ở người trẻ

2.3 Làm quá nhiều việc cùng lúc

Làm quá nhiều việc cùng 1 lúc sẽ khiến não bộ bị quá tải. Đây chính là một trong những nguyên nhân phổ biến hiện nay khiến giới trẻ bị suy giảm trí nhớ. Các chuyên ra khuyên rằng, bạn nên tập trung làm từng việc một, lên kế hoạch cụ thể cho công việc để tránh tình trạng làm quá nhiều việc cùng một lúc.

2.4 “Hung thủ” gây suy giảm trí nhớ người trẻ có thể là dinh dưỡng không đầy đủ

Dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của con người, đặc biệt là não bộ. Việc thiếu máu hay thiếu sắt sẽ gây ra tình trạng hoa mắt, chóng mặt, xanh xao,…

Thiếu hụt vitamin B1 gây ảnh hưởng tiêu cực đến trí nhớ. Bởi vitamin B1 có tác dụng duy trì hoạt động bình thường của hệ thần kinh, tham gia vào quá trình sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh và tác động đến tâm trạng, trí nhớ, suy nghĩ của con người. Thiếu hụt loại vitamin này sẽ gây ra rối loạn thần kinh, mất trí nhớ ngắn hạn hoặc dài hạn.

 

3. Suy giảm trí nhớ nguy hiểm như thế nào?

Nhiều người thường nghĩ rằng, suy giảm trí nhớ thường chỉ xuất hiện ở người già. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu chỉ ra rằng, từ độ tuổi 25 trở đi, con người phải đối mặt với chứng suy giảm trí nhớ do mỗi ngày một số tế bào não sẽ chết đi. Cùng với đó sự thoái hóa của cầu nối thần kinh cũng là nguyên nhân dẫn tới suy giảm trí nhớ ở người trẻ.

Hội chứng suy giảm trí nhớ không chỉ gây ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống của bệnh nhân mà còn khiến bệnh nhân phải đối mặt với tình trạng sa sút trí tuệ khi về già. Theo thống kê, có tới hơn nửa số người bị suy giảm trí nhớ chuyển thành sa sút trí tuệ chỉ sau 3 năm. Hơn nữa, các thói quen sống không lành mạnh cùng áp lực trong cuộc sống hiện đại khiến tình trạng suy giảm trí nhớ ở người trẻ ngày càng phổ biến hơn. Càng về lâu dài, tình trạng sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng. Người bệnh có nguy cơ bị teo não, mất trí nhớ nếu không được điều trị kịp thời.

 

4. Các phương pháp tăng cường trí nhớ cho người trẻ

Để phòng ngừa và điều trị hiệu quả tình trạng suy giảm trí nhớ ở những người trẻ tuổi, ngoài việc đi khám và tuân thủ theo hướng điều trị của bác sĩ, người bệnh cũng nên chủ động thay đổi các yếu tố xung quanh như: lối sống, chế độ dinh dưỡng và rèn luyện tư duy, cụ thể như:

– Bổ sung các loại thực phẩm bổ não như: Các loại các béo giàu omega-3, cà chua, bông cải xanh, củ cải đường, cam, nho, gấc, kiwi… Giúp cải thiện bệnh lý hiệu quả, rất tốt cho người trẻ bị suy giảm trí nhớ.

– Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá, và các chất kích thích khác như cà phê hay nước tăng lực

– Tăng cường tập luyện thể dục thể thao để loại bỏ căng thẳng, tạo sự phấn chấn, sảng khoái, từ đó cải thiện trí nhớ.

– Rèn luyện trí óc bằng cách đọc báo, chơi các trò chơi trí tuệ như: cờ tướng, cờ vua, học ngoại ngữ… Cũng như áp dụng các biện pháp khác nhau để cải thiện sức khỏe não bộ

Người bệnh nên rèn luyện trí nhớ bằng các trò chơi trí tuệ hay học ngoại ngữ

Bài viết trên đây đã cung cấp 4 nguyên nhân phổ biến gây suy giảm trí nhớ người trẻ thường gặp. Giải quyết các nguyên nhân này sẽ giúp tình trạng suy giảm trí nhớ được cải thiện đáng kể. Bạn cũng nên thăm khám định kỳ tại chuyên khoa thần kinh uy tín để được điều trị đúng cách và kiểm soát tình trạng suy giảm trí nhớ hiệu quả.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top