Đau thần kinh chẩm là tình trạng các dây thần kinh chẩm –đôi dây thần kinh xuất phát từ đốt sống cổ thứ hai và thứ ba (C2,C3) bị viêm hoặc bị tổn thương gây ra triệu chứng đau vùng gáy hoặc nền sọ.
Có thể nhầm lẫn đau dây thần kinh chẩm với chứng đau nửa đầu hoặc các loại đau đầu khác, vì các triệu chứng này có thể tương tự nhau. Nhưng phương pháp điều trị cho các bệnh lý này rất khác nhau, vì vậy điều quan trọng nhất là người bệnh phải khám bác sĩ chuyên khoa thần kinh để được chẩn đoán chính xác.
Đau thần kinh chẩm có thể gây ra cơn đau dữ dội, cảm giác như bị giật mạnh hay như điện giật ở phía sau đầu và cổ. Các triệu chứng khác bao gồm:
Đau thần kinh chẩm xảy ra khi có áp lực hoặc kích thích dây thần kinh chẩm, như do chấn thương, khối u hoặc tình trạng viêm. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp bác sĩ có thể không tìm ra nguyên nhân cụ thể dẫn đến tình trạng đau này.
Một số tình trạng bệnh liên quan, bao gồm:
Bác sĩ sẽ khai thác tiền sử bệnh và cũng như bất kỳ chấn thương nào mà bạn đã gặp phải. Bạn cũng sẽ được thăm khám sức khỏe tổng quát.
Bác sĩ sẽ ấn mạnh xung quanh phía sau đầu của bạn để xem liệu cơn đau của bạn có xuất hiện hay không. Cũng có thể bạn sẽ được tiêm một mũi tiêm gây tê dây thần kinh, để xem liệu nó có giúp bạn giảm đau hay không. Nếu bạn giảm đau sau sau tiêm, đau thần kinh chẩm có thể là nguyên nhân.
Bạn cũng có thể được xét nghiệm máu hoặc chụp MRI sọ não để tìm chính xác nguyên nhân. Bạn phải chẩn đoán chính xác để có phương pháp điều trị thích hợp. Ví dụ, nếu bạn bị đau dây thần kinh chẩm nhưng lại được kê đơn thuốc trị đau nửa đầu, triệu chứng đau có thể không thuyên giảm.
Để làm giảm cơn đau thần kinh chẩm, người bệnh nên thử một số biện pháp như:
Nếu những những biện pháp trên không đỡ, bác sĩ có thể kê đơn thuốc cho bạn, bao gồm:
Phẫu thuật đối với người bệnh đau dây thần kinh chẩm hiếm khi được chỉ định, nhưng nó có thể là một lựa chọn nếu cơn đau không giảm với các phương pháp điều trị khác hoặc đau trở lại. Các phương pháp phẫu thuật có thể bao gồm:
Đau thần kinh chẩm thường không phải là một tình trạng đe dọa tính mạng. Hầu hết người bệnh giảm đau hiệu quả bằng cách nghỉ ngơi và dùng thuốc. Trong một số trường hợp, đau tiếp diễn có thể chỉ ra rằng đó là kết quả của một bệnh lý khác, cần được chẩn đoán và điều trị khác.
Người bệnh cần đến ngay cơ sở Y tế, nếu thấy các triệu chứng sau: đau đầu đột ngột, dữ dội; hàm dưới không cử động; sốt cao, buồn nôn, nôn; lú lẫn; hôn mê; co giật. Đó thường là các triệu chứng của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.
Xem thêm: Một số loại thuốc có thể gây chứng đau đầu
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh