Mối liên quan giữa bệnh vảy nến và đột quỵ

Nội dung

Nếu bạn bị bệnh vẩy nến, bạn có thể đã biết được rằng có một số vấn đề bệnh tật thường xảy ra ở những người có bệnh vẩy nến - như viêm khớp và đa xơ cứng. Những nghiên cứu gần đây cho thấy rằng bệnh vẩy nến cũng làm tăng nguy cơ đột qụy. Nếu bạn bị bệnh vẩy nến, điều quan trọng là hiểu được nguy cơ này và hành động để giảm thiểu nguy cơ đột qụy.

Hãy cùng tìm hiểu thêm về làm thế nào để giảm nguy cơ đột quỵ khi bạn bị bệnh vẩy nến.

Bệnh vẩy nến

Bệnh vẩy nến là một tình trạng bệnh lý dễ nhận biết nhất bởi các mảng bám dày trên da. Những mảng này có thể xuất hiện trên một số vùng khác nhau trên toàn cơ thể, và chúng tiến triển theo thời gian và trầm trọng hơn theo từng giai đoạn. Tin tốt là có những phương pháp điều trị mới sẵn có để giúp giữ căn bệnh này trong tầm kiểm soát.

 

Bệnh vẩy nến và đột qụy

Viêm khớp là một biến chứng không phải ở da của vảy nến phổ biến nhất. Nhưng những nghiên cứu gần đây cho thấy những người bị bệnh vẩy nến cũng có nguy cơ đột quỵ  gia tăng. Điều này có thể do thực tế là bệnh vẩy nến có liên quan đến tình trạng viêm tăng lên, có nghĩa là tăng hoạt động của hệ thống miễn dịch (hệ thống cơ thể chống lại nhiễm trùng) ngay cả khi không có nhiễm trùng.

Viêm quá mức đang được nhìn nhận là một trong những nguyên nhân gây ra đột qụy. Sự viêm kết hợp với bệnh vẩy nến là lời giải thích rất có thể cho việc tăng nguy cơ đột quỵ ở những người bị bệnh vẩy nến.

 

Khi nào thì người bị bệnh vẩy nến thường có đột quỵ?

Một chi tiết rất thú vị là nguy cơ đột quỵ cao hơn ở những người bị bệnh vẩy nến  và kèm theo trầm cảm. Một nghiên cứu cho thấy nguy cơ đột quỵ cao hơn nhiều trong giai đoạn nặng trầm cảm và, không may thay, vẫn cao đối với những người bị bệnh vẩy nến ngay cả sau khi chứng trầm cảm đã được giải quyết.

Những thay đổi về tâm trạng như trầm cảm và lo âu đã được biết đến như những yếu tố nguy cơ đột quỵ, ngay cả đối với những người không mắc bệnh vẩy nến. Tâm trạng có thể có những ảnh hưởng đáng kể đến sinh lý của cơ thể - chẳng hạn như huyết áp, chức năng tim và thậm chí cả cách cơ thể chuyển hóa các chất dinh dưỡng khác nhau. Vì vậy, theo thời gian, trầm cảm khiến bạn bị đột quỵ. Và các nghiên cứu liên quan đến người bị bệnh vẩy nến cho thấy trong khi nguy cơ đột quỵ cao hơn ở những người bị bệnh vẩy nến, nó đặc biệt là tác dụng phụ của bệnh vẩy nến và trầm cảm làm tăng nguy cơ đột qụy.

 

Làm gì để hạn chế nguy cơ đột quỵ của bạn nếu bạn bị bệnh vẩy nến

Nếu bạn bị bệnh vẩy nến, bạn cần phải biết rõ các yếu tố nguy cơ đột quỵ phổ biến nhất và điều chỉnh lối sống và sức khoẻ cần thiết để giảm nguy cơ bị đột qụy. Những thay đổi quan trọng bạn có thể thực hiện gồm có:

  • Ngừng hút thuốc vì hút thuốc là yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ nhiều nhất cũng như dễ thay đổi nhất.
  • Kiểm soát tăng huyết áp - thông qua thuốc, qua chế độ ăn uống của bạn, hoặc cả hai.
  • Tìm hiểu xem bạn có bị bệnh tim hay không và được điều trị đúng cách.
  • Nhận thức được tác động mà chất béo và cholesterol có đối với nguy cơ đột quỵ của bạn.
  • Nếu bạn bị trầm cảm, chú ý đặc biệt đến những triệu chứng trầm cảm của bạn.

Quan trọng nhất vẫn là bạn nên có một lối sống lạc quan, tránh xa các stress, tập thể dục thư giãn tinh thần và luôn kiểm soát được các cảm xúc của mình.

 

Sống với bệnh vẩy nến

Khi bạn có một vấn đề sức khỏe như bệnh vẩy nến, đôi khi bạn cần phải nhận thức được các vấn đề sức khỏe có liên quan khác để ưu tiên ngăn ngừa các biến chứng trước khi chúng xảy ra. Hiểu được nguy cơ đột quỵ tăng lên với bệnh vẩy nến có thể giúp bạn tránh được đột quỵ.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top