✴️ Suy giảm trí nhớ do tuổi già hay vì bệnh Alzheimer?

Khi đã có tuổi, nhiều khi chúng ta quên mất để chìa khóa xe ở đâu hay tên của một người hàng xóm tình cờ gặp mặt. Những sai sót này của não bộ là một phần bình thường của quá trình lão hóa, giống như tình trạng da nhăn nheo hoặc nhìn kém. Tuy nhiên vì mất trí nhớ cũng là một dấu hiệu của bệnh Alzheimer nên nhiều người lo ngại rằng tình trạng trí nhớ suy giảm nêu trên có thể là dấu hiệu cảnh báo của căn bệnh nguy hiểm này.

Quên mất chìa khóa xe hoặc quên tên ai đó không có nghĩa là đã mắc bệnh Alzheimer mà có thể chỉ là một phần bình thường của quá trình lão hóa.

 

Các nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ

Alzheimer là bệnh thoái hóa cả não bộ không hồi phục, gây nên chứng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi. Tổn thương tế bào thần kinh ở võ não và những cấu trúc xung quanh làm sa sút trí nhớ, giảm phối hợp vận động, giảm cảm giác… cuối cùng là mất trí nhớ và chức năng tâm thần.
Tuy nhiên trong phần lớn các trường hợp, không nên quá lo lắng chỉ vì quên mất chìa khóa xe hoặc quên tên ái đó không có nghĩa là đã mắc bệnh Alzheimer. Trí nhớ có thể chịu sự tác động của quá trình lão hóa.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ suy giảm trí nhớ là:

  • Tác dụng phụ của thuốc
  • Lạm dụng rượu
  • Không có đủ vitamin B12 hoặc nồng độ hormone tuyến giáp thấp
  • Căng thẳng và lo lắng do ảnh hưởng của các sự kiện như mất đi người thân, nghỉ hưu…
  • Mắc phải một bệnh lý nào đó

 

Suy giảm trí nhớ: khi nào là bình thường và khi nào cần lưu ý?

Bản thân người bệnh có thể không nhận ra mức độ nghiêm trọng của tình trạng suy giảm trí nhớ và điều này thường được phát hiện bởi các thành viên trong gia đình.

Bản thân người bệnh có thể không nhận ra mức độ nghiêm trọng của tình trạng suy giảm trí nhớ và điều này thường được phát hiện bởi các thành viên trong gia đình, những người sống xung quanh.
Dưới đây là một số lưu ý cho biết sa sút trí nhớ như thế nào là bình thường (do tác động của lão hóa) và như thế nào là cần quan tâm (dấu hiệu của bệnh Alzheimer):

  • Bình thường: quên mất một số cuộc hẹn nhưng sau đó vẫn nhớ lại.

Lưu ý: liên tục hỏi người thân hoặc bạn bè về những việc phải làm hoặc phải nhờ người khác thực hiện những công việc mà trước đây bản thân vẫn làm được.

  • Bình thường: gặp phải một số nhầm lẫn nhỏ khi tính toán tiền bạc.

Lưu ý: gặp khó khăn khi thực hiện những hành động đơn giản như làm theo bảng hướng dẫn, một công thức nào đó hoặc thanh toán hóa đơn hàng tháng.

  • Bình thường: cần sự giúp đỡ từ người khác để sử dụng lò vi sóng hoặc điều khiển tivi.

Lưu ý: không thể nấu ăn hoặc không thể tự lái xe đến một nơi quen thuộc.

  • Bình thường: quên mất hôm nay là thứ mấy, ngày bao nhiêu nhưng nhớ lại sau đó.

Lưu ý: nhận thấy mình đang ở một nơi nào đó và không biết bản thân đã làm thế nào để đi đến đây.

  • Bình thường: không thể tìm được từ để diễn đạt suy nghĩ của mình.

Lưu ý: gọi sai tên đồ vật xung quanh, đang nói thì đột nhiên dừng lại và không biết mình đang nói gì.

  • Bình thường: hay để quên đồ vật

Lưu ý: đặt đồ vật ở những vị trí linh tinh và không thể nào nhớ lại bản thân đã để ở đâu.

  • Bình thường: cảm thấy mệt mỏi, chán nản vì công việc và các nhu cầu xã hội.

Lưu ý: bạn không còn quan tâm tới những sở thích như trước đây, có xu hướng thu mình lại, thích ở một mình, không muốn dành thời gian với những người xung quanh do những thay đổi mà mình đã trải qua.

  • Bình thường: cảm thấy bực bội, cáu gắt khi mọi việc không được thực hiện theo đúng thói quen, kế hoạch hoặc dự định đã đặt ra.

Lưu ý: dễ dàng cảm thấy khó chịu khi thay đổi thói quen hoặc khi bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân. Thường xuyên nhầm lẫn, lo lắng, nghi ngờ, chán nản hoặc sợ hãi.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top